Giới thiệu sách Trật Tự Vũ Trụ Và “Nhân Sinh Quan Xoắn Ốc” Của Herman Aihara
Trật Tự Vũ Trụ Và "Nhân Sinh Quan Xoắn Ốc" Của Herman Aihara:
Nếu như quí vị là Phật tử, phần đông chắc cũng rõ là trong đạo Phật, đức Phật tránh việc giải thích nguồn gốc vũ trụ vì cho rằng nó không thực tế bằng việc giải quyết bốn cái khổ của kiếp người (theo các kinh A hàm). Phải xong các đại nạn này đã, còn vấn đề lớn của vũ trụ sẽ tính sau giờ cũng không muộn gì! Vì sao? Bởi lúc bấy giờ ta đã lên chiếc xe giải thoát, tinh thần thảnh thơi, nên cái tâm không còn nhiều vọng tưởng mới dễ lãnh hội cái chỗ muôn đời thắc mắc này. Ngày xưa là vậy, nhưng nay thì thời thế đổi thay, tôn giáo cổ lùi dần nhường chỗ cho tôn giáo mới là khoa học thống trị, ai mà chả biết. Tự do giải thoát tính sau, chớ cái lý trí cần tìm hiểu môi trường sống quanh mình là vũ trụ, không thể nào nhường bước cho bất cứ thứ gì. Phải xông xáo vào, phải húc đầu mạnh vào, có sứt đầu mẻ trán cũng thây kệ! Chúng ta khi còn ở ghế nhà trường cũng đã học nhiều giả thuyết về sự hình thành của vũ trụ, có khi quá sơ sài, như giả thuyết Laplace chẳng hạn…..
Trong quá trình diễn đạt nguồi cội của con và vũ trụ, tác giả vô cùng ngạc nhiên và ngơ ngác tại sao lại có một phát kiến lớn lao đến thế mà được trình bày một cách dễ hiểu đến thế! Và không ngạc nhiên khi nghe Herman Aihara (có bài viết trong tập sách này) thốt lên: Tôi chưa bao giờ bắt gặp một giải thích xuất sắc như thể về Trí phán đoán tối cao và cái Một trong một hình thức ngắn gọn và rõ ràng như quyển Bát nhã Tâm kinh trừ ra trong Trật tự Vũ trụ của Ohsawa. Chúng ta từ lâu có khí cứ tưởng, đối với chủ đề này nên “kính nhi viễn chi”. Ngày nay, sự kiện đã xoay chiều. Tuy nhiên coi “dễ ăn” nhưng rốt lại chẳng “ăn dễ” chút nào! Đó là vì chúng ta phải chuyển hoá “cái ta” ti tiểu, bệnh hoạn, kiêu kỳ thành “cái ta” rộng lớn, khoẻ mạnh, bao dung dựa trên nền tảng thực phẩm tức “Sinh vật học” quyết định Sức khoẻ và Tự do tức “Sinh lý học” quyết định Sức khoẻ và Tự do tức “Sinh lý học và Tâm lý học” mới hòng tiếp cận
Mục lục:
Hành trình trên dòng sông sinh mạng
Thế giới vĩnh cửu
Những bản đồ mà đội thám hiểm sinh mạng dùng
Vũ trụ quan, thế giới vô hạn
Trật tự vũ trụ
Mười hai định lý về vô song nguyên lý
Vô song nguyên lý nhìn rộng
Kết luận
Lời bạt
Lời bạt 2
Chú thích (của Jim Poggi)
Nhân sinh quan xoắn ốc (do Herman Aihara)
Sơ lược tiểu sử tiên sinh Ohsawa
Sơ lược tiểu sử Herman Aihara
Lời bạt
Mời bạn đón đọc.