Giới thiệu sách Động Vật Có Xương Sống
Động Vật Có Xương Sống:
Giới động vật là một thành phần tất yếu của sinh giới. Chúng rất đa dạng phong phú và phân bố rộng rãi trong sinh quyển Trái đất, nơi mà có cả con người chúng ta đang sinh sống. Giới động vật giữ vai trò rất quan trọng trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống của con người.
Không thể xác định chính xác số lượng loài động vật đã và đang sống trên Trái đất. Các số liệu đưa ra chỉ là ước đoán chắc chắn còn cách khá xa với thực tế. K.Linnae nhà bác học Thụy Điển thế kỷ thứ XVIII là người đầu tiên lập ra “Hệ thống của giới tự nhiên”, một công trình có ý nghĩa khoa học hết sức to lớn trong việc phát triển khoa học sinh vật học. Trong đó đã thiết lập nên hệ thống các bậc phân loại, đặt tên kép cho các loài cây cối và động vật. Năm 1758 chính ông đã thống kê và mô tả được 4162 loài động vật. Đối với những loài động vật có xương sống như: cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú thường có kích thước lớn dễ dàng tìm thấy trong thiên nhiên nên hầu hết chúng ta được các nhà động vật mô tả và đặt tên khoa học. Vì vậy số lượng loài các nhóm động vật có xương sống được công bố tương đối gần với số lượng của chúng sống ngoài thiên nhiên hơn so với những nhóm động vật không xương sống có kích thước bé nhỏ hơn và phân bố cũng rộng rãi hơn.
Giáo trình này đi sâu vào hình thái, cấu tạo giải phẫu, phân loại, nguồn gốc và tiến hoá. Đặc biệt phần tổng luận đi khá sâu vào giải phẩu so sánh. Đây là giáo trinh khá tốt cho sinh viên chuyên sâu về động vật học, nhưng cũng rất khó khăn vất vả cho sinh viên học nói chung.
Mục lục:
Lời nói đầu
Mở đầu
Chương 1: Động vật hậu khẩu nhỏ
Ngành Hàm tơ và ngành Nửa dây sống
Chương 2: Ngành có dây sống Chorsata
Tổ tiên và tiến hoá, đặc điểm chung, có dây sống nguyên thuỷ
Đặc điểm
Sự thích ứng tiến hoá của động vật có dây sống
Sự phân chia ngành có dây sống
Tổ tiên và tiến hoá
Những đối tượng sẽ là tổ tiên động vật Có xương sống
Vị trí của Cá Lưỡng tiêm
Ngành phụ Vĩ sống – Giả thiết tóm tắt
……
Chương 3: Động vật có xương sống ở nước: Cá
Tổ tiên và mối quan hệ họ hàng của các nhóm cá
Phân loại cá
Tổng lớp không hàm Agnatha
Tổng lớp có hàm Gnathostomata
Chương 4: Động vật có xương sống ở cạn: Lớp lưỡng cư
Sự vật động trên mặt đất
Sự sai khác điều kiện sống ở cạn và ở nước
Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của lớp lưỡng cư
Sự đóng góp của lưỡng cư trong tiến hoá của động vật có xương sống
Đặc điểm
Phân loại
Cấu trúc và lịch sử tự nhiên
Chương 5: Động vật có xương sống ở cạn: Lớp bò sát
Nguồn gốc và sự thích nghi toả tròn của bò sát
Đặc điểm
Phân loại
Những sai khác giữa bò sát và lưỡng cư
Các đặc điểm và lịch sử tự nhiên của các bộ bò sát
Chương 6: : Động vật có xương sống ở cạn: Lớp Chim
Nguồn gốc và quan hệ họ hàng
Đặc điểm
Hình thái và chức năng
Sự thích ứng cấu trúc và chức năng
Thức ăn, dinh dưỡng và tiêu hoá
Điều hoà nhiệt độ cơ thể
Tuần hoà, hô hấp và bài tiết
Hoạt động bay
Sự di cư
Sinh sản
Quần chủng chim
Phân loại chim
Chương 7: Động vật có xương sống ở cạn: Lớp Thú
Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của thú
Đặc điểm
Thích nghi về cấu trúc và chức năng của thú
Tài liệu tham khảo
Mời bạn đón đọc.