Giới thiệu sách Giảng Thuyết Một Nghệ Thuật
Giảng Thuyết Một Nghệ Thuật:
Theo nghĩa hẹp, bài giảng là một bài diễn văn hoặc một bài thuyết giáo do một vị linh mục hoặc một vị phó tế trình bày; các vị này là những người đã được Giáo hội ủy quyền nói nhân danh Đức Ki-Tô để những người nghe có thể hiểu biết, yêu mến và phụng thờ Thiên Chúa.
Vậy, giảng thuyết là trình bày một bài giảng với tài khéo léo, một sự khéo léo đầy đắn đo và thận trọng. Vị linh mục nào cũng có thể trở thành một nhà giảng thuyết có thẩm quyền và đáng được người ta nghe theo, nếu vị linh mục đó cố gắng vun trồng và phát triển khâu chuẩn bị tinh thần cần thiết.
Mục thiêu của vị giảng thuyết khi bước lên bục giảng là giúp các linh hồn. Người giáo dân quy tụ lại vì họ mong được giúp đỡ. Nhưng nếu vị linh mục được khuyến khích giảng những “bài giảng hay”, thì điều này sẽ vô hiệu hóa các cố gắng của ngài ngay từ đầu rồi. Trái lại, nếu vị linh mục không mấy quan tâm đến việc làm thế nào để có thể rao giảng Tin Mừng cách tốt nhất, thì chúng ta có thể hy vọng rằng: ngài sẽ có khả năng thuyết phục giáo dân cách dễ dàng. Dĩ nhiên là ngài phải soạn kỹ bài giảng và nhất là biết “nói với” dân chúng.
Mục lục:
Phần I: Bài giảng cho giáo xứ
Chương I. Một vài nhận xét mở đầu
Chương II. Dọn xa
Chương III. Dọn gần
Chương IV. Khi giờ giảng đến gần
Chương V. Thoải mái và lưu loát trong khi giảng
Chương VI. Sự thống nhất trong con người
Chương VII. Điều gây nguy hại cho sự tự do của vị giảng thuyết
Chương VIII. Sử dụng tiếng nói
Chương IX. Bài giảng và tính truyền âm
Chương X. Phải sự dụng đôi tay như thế nào?
Chương XI. Chỗ ngắt câu
Chương XII. Gây sự lưu tâm
Chương XIII. Kết thúc bài giảng như thế nào?
Phần II: Rao giảng, gí quyết thành công
Phần III. Linh mục với việc rao giảng
Phần IV. Giảng thuyết (thuyết giáo)
Lời kết thúc
Tin mừng của sự cảm thông (Phụ lục).
Mời bạn đón đọc.