Giới thiệu sách Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ – FBI Và Cuộc Chiến Chống Tội Phạm Public Enemies
Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ – FBI Và Cuộc Chiến Chống Tội Phạm Public Enemies:
Tác giả B. Burrough là một nhà báo Mỹ. Ông đã khám phá ra nhiều câu chuyện có thật xung quanh những huyền thoại về một nhân vật nổi tiếng, vị giám đốc đầu tiên của FBI là J. Edgar Hoover. Đây là câu chuyện về làn sóng tội phạm kỳ lạ nhất trong lịch sử nước Mỹ. “Cuộc chiến chống tội phạm” của FBI mà đại diện là Hoover với những tên tội phạm khét tiếng nước Mỹ thời bấy giờ như John Dillinger, Nelson “gương mặt trẻ thơ”, Floyd “điển trai”, băng nhóm Karpis của gia đình Barker, Kelly “súng máy” và Bonnie – Clyde từ năm 1933-1936.
Năm 1933, nước Mỹ với FBI trong thời kỳ trứng nước đã có hệ thống đường cao tốc, những chiếc xe ô tô tốc độ cao và súng ống được mua bán tự do một cách dễ dàng cùng với 13 triệu người Mỹ thất nghiệp do sự suy thoái kinh tế mạnh mẽ nhất bắt đầu từ các ngân hàng. Phát hiện của B. Burrough về những hồ sơ của FBI mới được tiết lộ trong thời gian gần đây là một câu chuyện rất khác so với tự thuật của nhân vât huyền thoại FBI J. Edgar Hoover đã kể hay những hình ảnh lãng mạn về các băng nhóm tội phạm do Hollywood tạo dựng qua những bộ phim ăn khách. Đó là mối liên kết trong thế giới ngầm vươn dài từ Texas cho đến Minesota với những ngôi nhà an toàn, những phòng phẫu thuật chỉnh hình của bọn tội phạm, những băng nhóm rửa tiền và các hoạt động của cảnh sát Mỹ. Đối với tác giả B. Burrough, câu chuyện của ông còn tiết lộ về những thói quen quan liêu của FBI kể từ khi là một nhóm những cá nhân nghiệp dư cho đến khi trở thành một tổ chức đấu tranh chống tội phạm chuyên nghiệp của Mỹ. Ngoài ra, mục đích của tác giả khi công bố những tài liệu mật là ông muốn cho độc giả có cái nhìn đúng đắn, chính xác về những nhân viên FBI…
Đã nhiều năm, trở ngại lớn nhất đối với người kể chuyện đó là thiên hướng giữ bí mật của FBI. Hoover không sẵn lòng chia sẻ thông tin với bất kỳ ai muốn nói lên toàn bộ sự thật. Điều này giải thích vì sao những tên tội phạm ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn trong văn học nước Mỹ. Rất ngạc nhiên là chỉ có một vài cuốn sách đáng tin cậy viết về chủ đề này. Trong vòng 25 năm, các câu chuyện về những kẻ sống ngoài vòng pháp luật thời kỳ suy thoái kinh tế vẫn còn là lĩnh vực mà các nhà báo và tạp chí quan tâm, trong số đó có rất nhiều người không hề bịa đặt những màn kịch chống tội phạm và tác phẩm đối thoại giàu sức tưởng tượng. Phải đến tận cuối những năm 1950 khi mà chương trình truyền hình “Những kẻ tiện dân” trở nên quen thuộc, các tác giả tâm huyết mới bắt đầu tiếp cận chủ đề cuộc chiến chống tội phạm. Các băng nhóm Dillinger và Floyd đã trở thành chủ đề thu hút rất nhiều các nhà viết tiểu sử. Băng nhóm Bonnie và Clyde nổi tiếng trên các bộ phim năm 1967, đã là chủ đề của 6 cuốn sách. Cuốn sách đầu tiên về tiểu sử của băng nhóm Kelly “súng máy” đến tận năm 2003 mới ra đời.
“Public Enemies là một tác phẩm được đánh giá cao. Nó ca ngợi và đưa ra một câu chuyện khác hẳn về FBI cùng với những huyền thoại về những kẻ sống ngoài vòng pháp luật, làm cho chúng trở thành một câu chuyện đáng tin cậy. Tác phẩm khiến cho người đọc cảm thấy như mình cũng ở trong đó, với những báo cáo có giá trị nhiều và nhiều thông tin mới. Tôi thích cuốn sách này. (James B. Stewart)”.
Mời bạn đón đọc.