Giới thiệu sách Vật Liệu Phi kim Loại
Vật Liệu Phi kim Loại:
Trong công nghiệp chế tạo máy hiện đại, ngoài việc sử dụng các vật liệu kết cấu bằng kim loại là vật liệu thông dụng nhất hiện nay, người ta còn dùng ngày càng nhiều các vật liệu phi kim loại vì chúng có một số ưu điểm mà các vật liệu kim loại không thể thay thế được như tính cách điện, cách nhiệt, nhẹ, chịu ăn mòn hoá học tốt…
Các vật liệu phi kim loại có thể là vật liệu thiên nhiên như gỗ, đá, cao su, amian, graphit,… có thể là nhân tạo như thuỷ tinh, chất dẻo, cao su nhân tạo…
Vật liệu phi kim loại có thể ở các trạng thái khác nhau:
– Trạng thái tinh thể như mica, graphit, thạch anh… có cấu tạo mạng tinh thể tương tự như kim loại nhưng không có tính kim loại.
– Trạng thái vô định hình – đây là trạng thái chủ yếu của các vật liệu phi kim loại mà điển hình là các vật liệu polyme. Ở trạng thái nàycác nguyên tử vật chất không ở trạng thái mạng tinh thể như trong kim loại, tuy nhiên chúng cũng được cấu tạo theo những quy luật riêng gọi là mạch.
– Trạng thái gốm là các vật liệu ở trạng thái gồm các hạt có cấu tạo tinh thể được ép lại thành một khối, sau khi tiêu thụ chúng liên kết với nhau nhờ chất dính. Chất dính trong vật liệu gốm có thể được đưa vào từ đầu khi pha trộn nguyên liệu, cũng có thể tự sinh ra thiêu kết do một phần lớp bề mặt các hạt tinh thể được tách ra. Chất dính trong vật liệu gốm ở trạng thái vô định hình.
Mục Lục:
Lời nói đầu
Mục lục
Chương 1: Khái niệm cơ bản về vật liệu phi kim loại
Chương 2: Chất dẻo
Chương 3: Vật liệu compozit
Chương 4: Cao su
Chương 5: Keo
Chương 6: Sơn và kỹ thuật sơn
Chương 7: Gỗ
Chương 8: Thuỷ tinh vô cơ
Chương 9: Amin
Chương 10: Mica
Chương 11: Gốm.
Mời bạn đón đọc.