Giới thiệu sách Tiến Trình Văn Hoá Việt Nam Từ Khởi Thuỷ Đến Thế Kỷ XIX
Tiến Trình Văn Hoá Việt Nam Từ Khởi Thuỷ Đến Thế Kỷ XIX
Đây là một phác thảo công phu, chứa đựng khối lượng tài liệu phong phú được xử lý thận trọng, “một đóng góp rất đáng ghi nhận đối với ngành Văn hóa học non trẻ nước nhà”.
Mục Lục:
Chương I: Những vấn đề chung
I. Mối quan hệ giữa lịch sử văn hóa với lịch sử nhà nước
II. Đối tượng nghiên cứu của văn hóa tiền sử và văn hóa sơ sử
Chương II: Văn minh sông Hồng
I. Khái niệm
II. Văn minh sông Hồng – Văn minh dựng nước
III. Văn minh sông Hồng – Nền văn minh đầu tiên xây dựng và khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam
IV. Văn minh sông Hồng – Nền văn minh đầu tiên xây dựng và khẳng định bản lĩnh Việt Nam
Chương III: Cuộc đối đầu Việt – Hán và một số vấn đề về văn hóa thời Bắc thuộc
A.Cuộc đối đầu Việt – Hán
I. Bối cảnh lịch sử mới
II. Phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta
B. Một số vấn đề về văn hóa thời Bắc thuộc
I. Nho giáo và quá truyền bá nho giáo vào nước ta
II. Đạo giáo và sự truyền bá đạo giáo vào nước ta
III. Phật giáo và quá trình truyền bá Phật giáo vào nước ta
IV. Thực trạng và đặc trưng mới của đời sống văn hóa thời Bắc thuộc
V. Chủ nghĩa yêu nước và những nội dung biến thái mới
Chương IV: Văn hóa nước nhà trong kỉ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất
A. Kỉ nguyên độc lập – Tự chủ và thống nhất (905 -1527)
I. Bước đầu xây dựng và khẳng định (905 -1009)
II. Nước Đại Việt dưới thời Lý (1010 -1225)
III. Nước Đại Việt dưới thời Trần (1226 -1400)
IV. Đất nước những năm đầu thế kỉ XV
V. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 -1527)
B. Một số vấn đề tư tưởng
I. Nho giáo
II. Đạo giáo
III. Phật giáo
IV. Vấn đề tam giáo
V. Những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước
C. Sự phát triển mạnh mẽ của văn học
I. Nhận định chung
II. Sự chuyển hóa của lực lượng sáng tác
III. Sự khai sinh của tổ chức sáng tác
IV. Những tác giả tiêu biểu
D. Cuộc đồng loạt khai sinh các ngành khoa học.
I. Sử học
II. Địa lí và địa lý học lịch sử
III. Thiên văn và lịch pháp
IV. Y học
V. Bước đầu xuất hiện của một số ngành khoa học tự nhiên
VI. Khoa học quân sự
E. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật
I. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
II. Nghệ thuật trang trí và hội họa
III. Nghệ thuật ca – múa – nhạc
IV. Một số loại hình nghệ thuật khác
F. Những vấn đề cần quan tâm thêm
I. Cuộc đại hội tụ lần thứ hai của văn hóa Việt Nam
II. Tổ chức gia đình, quan hệ họ tộc và văn hóa ứng xử của người Việt
III. Văn hóa Lý – Trần, văn hóa Thăng Long hay văn hóa Đại Việt
IV. Bốn ngôi sao sáng nhất của bầu trời văn hóa trong cuộc đại hội tụ lần thứ hai
Chương V: Văn hóa nước nhà trong thời kì đổ nát của nền thống nhất quốc gia (1527 -1801)
A. Ba thế kỉ đất bằng nổi sóng
I. Cơn địa chấn đầu thế kỉ XVI
II. Nỗi đau chia cắt đàng ngoài – đàng trong
III. Cơn bão lửa của chiến tranh nông dân thế kỉ XVIII và phong trào Tây Sơn
B. Những nét mới trong đời sống tư tưởng
I. Quá trình từng bước sụp đổ thảm hại của Nho giáo
II. Phật giáo trong lòng xã hội Đại Việt thế kỉ XVI, XVII và XVIII
III. Một số vấn đề về đạo giáo
IV. Thiên Chúa giáo ở Việt Nam
C. Văn học
I. Văn học thành văn
II. Văn học dân gian
D. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật
I. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
II. Nghệ thuật hội họa dân gian
III. Nghệ thuật ca múa nhạc
E. Các trung tâm văn hóa tiêu biểu
I. Những trung tâm văn hóa lớn ở đàng ngoài
II. Những trung tâm văn hóa lớn ở đàng trong
Chương VI: Văn hóa Việt Nam thế kỉ XIX
A.Bối cảnh lịch sử mới
I. Sự thành lập triều Nguyễn – Lịch sử và vấn đề
II. Những chính sách buổi đầu của triều Nguyễn
III. Kinh tế nước nhà thời Nguyễn
IV. Quan hệ bang giao
V. Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
VI. Thực dân Pháp xâm lược nước ta
B. Văn hóa Việt Nam thời Nguyễn
I. Nho giáo và những vấn đề mới của Nho giáo
II. Cuộc chấn hưng của Phật giáo
III. Cơ hội phát triển mới của đạo giáo
IV. Thiên Chúa giáo trước những thử thách mới
V. Vị trí của triều Nguyễn đối với văn hóa dân tộc
Chương VII: Các nhà văn hóa tiêu biểu cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
I. Đôi điều về tiêu chí
II. Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Nguyễn Du và Phan Huy Chú – Bốn nhà văn hóa tiêu biểu thế kỉ XVIII – XIX.
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(VTV Ngày 18/03/2008)
Series truyện bí ẩn bán chạy số 1 thế giới trở lại với “Cấp độ 3” – một câu chuyện ly kỳ, hồi hộp với những nhân vật của Câu lạc bộ nữ điều tra các tội ác giết người. Kẻ cuồng sát có vẻ như bị ám ảnh bởi những những gì mà dân nghèo phải chịu ảnh hưởng trong cơn lốc toàn cầu hoá. Con bài cực đoan mà August Spies đưa ra là thuốc nổ và chất độc, thực hiện các vụ giết người không ghê tay, gây hoang mang cho cộng đồng để đánh động toàn xã hội.
Cả thành phố San Francisco hoang mang cực độ bởi những vụ giết người man rợ cứ 3 ngày xảy ra một lần mà hung khí là bom và chất độc. Nữ thanh tra Lindsay Boxer lại vào cuộc để truy tìm hung thủ với manh mối duy nhất là biệt danh bí ẩn “August Spies” mà kẻ sát nhân để lại hiện trường sau mỗi bận nhúng chàm.
Nạn nhân đầu tiên mà August Spies nhắm bắn là các thành viên trong gia đình triệu phú Morton Lightower – ông chủ của X/L, một tập đoàn chuyên về Internet. Căn biệt thự bị gài bom đã cướp đi mạng sống 3 người và làm mất tích bé gái 6 tháng tuổi – con của Morton Lightower cùng sự biến mất đáng ngờ của người giữ trẻ. Vụ án đang trong quá trình điều tra thì August Spies lại tiếp tục ra tay. Nạn nhân lần này là George Bengosian – một nhân vật “chóp bu” trong ngành y tế, bị đầu độc tại khách sạn bởi một chất cực độc. Trong mẩu giấy để lại hiện trường, ngoài cái tên August Spies đầy thách thức, kẻ sát nhân biện minh cho lý do giết người của mình là “việc làm để tuyên chiến với những kẻ tham lam và tham nhũng trong xã hội…”.
Phải chăng đó là lý do chính khiến 2 vụ giết người xảy ra, khi mà theo điều tra, Morton Lightower đã khiến cho hàng trăm nghìn cổ đông bị thiệt hại, còn George Bengosian thì là người làm giàu nhờ cướp cơm của người nghèo trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Hung thủ thậm chí còn hăm doạ: cứ 3 ngày sẽ có 1 vụ giết người và sẽ có “một đội quân thực hiện” điều này. Kẻ sát nhân bí ẩn vẫn như lẩn quất đâu đó khắp nơi quanh họ, sẵn sàng ra tay bất cứ lúc nào. Bạo lực lên đến đỉnh điểm với vụ nổ bom ở Trung tâm Rincon của San Francisco, cướp đi mạng sống của hàng chục người.
Bước ngoặt của vụ án lộ diện khi Lindsay phát hiện ra mối liên hệ giữa cái chết của Jill với kẻ sát nhân, khi biết được bố của Jill trước đây đã từng là uỷ viên công tố trong phiên toà xét xử vụ đánh bom của quân đội quốc gia (BNA)- một tổ chức bí mật. Trước đó, nơi ẩn náu của BNA đã bị cảnh sát đột kích, năm tên cực đoan bị giết, trong đó có Billy Danko với biệt danh… August Spies!
Tuy vậy, vụ điều tra chỉ thực sự tiến triển khi có được sự cộng tác bất ngờ của một người trong số những kẻ sát nhân – Michelle – người giữ trẻ của gia đình Morton Lightower. Michelle đã cung cấp thông tin về nhóm tội phạm và điều gì đến đã phải đến: Một cuộc vây ráp, đọ súng quyết liệt giữa cảnh sát với những kẻ cuồng tín, bom đã nổ và những kẻ cuồng sát đã phải đền tội.
Nhóm tội phạm bị xoá sổ, nhưng điều đáng sợ là kẻ cầm đầu – August Spies – vẫn nhởn nhơ ngoài lưới pháp luật. Câu chuyện vẫn chưa thể chưa khép lại khi bất ngờ có sự lộ diện của một kẻ đứng đằng sau, kẻ giật dây tất cả những vụ khủng bố đẫm máu nói trên, một kẻ không ai ngờ tới, với những tham vọng điên cuồng hết sức. Và, cuộc đối mặt quyết định giữa thanh tra Lindsay với hắn đã diễn ra đầy kịch tính, trên mức mà độc giả có thể tưởng tượng…
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn