Giới thiệu sách Thoại Ngọc Hầu Và Những Cuộc Khai Phá Miền Hậu Giang – Tái bản 08/06/2006
Nguyễn Văn Hầu là nhà nghiên cứu đã khiêm tốn đi sâu vào lòng đất của vùng quê ruột thịt mà ông bà đã định cư từ trước. Nguyễn Văn Hầu đã đặt vùng đồng bằng phía Tây Nam trong trong cái nhìn của cả nước.
Sách báo tham khảo khan hiếm, bạn bè chuyên khảo gần như chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng anh đã cố công, đem tâm huyết nghiên cứu vùng quê đau khổ, xa xôi của mình và anh đã thành công rạng rỡ với quả đấm chiến lược “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang”. Quyển sách khảo cứu này là có tầm cỡ cả nước. Với thời gian, ta thấy công tác tìm tư liệu khá thấu đáo, không sơ sài, chung chung. Khó có ai làm giỏi hơn, với đề tài nói trên. Công trình về Thoại Ngọc Hầu này, tôi tin chắc rằng ngày càng rạng rỡ, tạo cơ sở cho những người yêu vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay và mãi mãi mai sau nghiên cứu thêm. (Trích Lời giới thiệu của nhà văn Sơn Nam)
Mục lục:
Lời giới thiệu
Tựa
Dẫn
Tựa (in kì hai)
Tài liệu tham khảo
Phần I: Dòng đời, bối cảnh lịch sử và những cuộc khai hoang
Chương I: Gốc tích và hệ tộc
Tên, tước, thụy
Sinh quán
Dòng họ
Anh em
Chương II: Đầu quân
Tính khí
Học vấn
Lánh vào Nam
Đầu quân
Chương III: Phò giá
Cấp bậc trong quân
Thất thủ và khôi phục
Chạy sang Xiêm
Viện binh đại bại
Chương IV: Quản thủ đồn Long Hưng
Công tác ở Xiêm
Về nước và đánh giặc
Quản thủ đồn Long Hưng
Chương V: Đi sứ Xiêm
Bang giao Xiêm Việt
Đi sứ lần 1
Đi sứ lần 2
Đi sứ lần 3
Đi sứ lần 4
Chương VI: Đi sứ Lào
Bang giao Lào Việt
Đi sứ Lào
Tình hình Tây Sơn
Đánh phá Nghệ An
Bị giáng chức
Chương VII: Ra Bắc vào Nam
Tây Sơn mất Phú Xuân
Nguyễn Ánh lên ngôi vua
Lưu thủ Bắc Thành và Trấn thủ Lạng Sơn
Về kinh và Trấn thủ Định Tường
Chương VIII: Bảo hộ Cao Miên
Bang giao Miên Việt
Đón Nặc Chân về Gia Định
Lãnh Bảo hộ Cao Miên quốc ấn
Tích cực và chuyên quyết
Vài công tác thời bảo hộ
Chương IX: Trấn thủ Vĩnh Thanh
Triệu về kinh, cử làm Trấn thủ
Làng Thới Bình, quê hương thứ hai
Việc vợ con
Công việc trong trấn
Đánh giặc Tăng Kế
Chương X: Đào Thoại Hà
Giao thông trong trấn
Đào kinh Đông Xuyên, Kiên Giang
Dựng bia Thoại Sơn
Thoại Sơn, một đề hứng
Hiện trạng Thoại Sơn
Chương XI: Đào Vĩnh Tế Hà
Chuẩn bị đào kinh
Địa điểm con kinh
Đào kinh Châu Đốc, Hà Tiên
Sự lợi hại của công tác
Dựng bia Vĩnh Tế Sơn
Tế cô hồn Vĩnh Tế
Chạm hình kinh và Cao đỉnh
Một nghi vấn
Chương XII: Lại Bảo hộ Cao Miên
Diễn tiến của việc bảo hộ
Bãi chức bảo hộ
Lập lại chức bảo hộ
Xin từ chức
Dụ Minh Mạng
Được Phiên Vương tặng đất
Chương XIII: Án thủ Châu Đốc kiêm quản Hà Tiên
Châu Đốc
Dinh quan Bảo hộ
Hà Tiên
Công tác biên phòng
Chương XIV: Khai cương thác địa
Những dấu cũ
Di dân lập ấp
Đắp lọ bắc cầu
Xây cất từ miếu
Chương XV: Áo gấm về làng
An Hải, nơi nhau rún
Y cẩm hồi hương
Lăng mộ tổ tiên
Lập chợ Bà Thân
Những công tác khác
Chương XVI: Xây lăng
Xây lăng mẹ
Xây mộ cha mẹ vợ
Xây lăng cho chính mình
Những ngôi mộ tại sơn lăng Châu Đốc
Hiện trạng các khu lăng
Chương XVII: Mất
Những ngày về già
Mất
Đền thờ và sắc phong
Các bài vị, mộ chí và bi kí
Chương XVIII: Ân và oán
Bị vu oan
Phản ứng của miêu duệ
Công luận của đời sau
Tổ quốc và nhân dân tri ân
Phần II: Phả hệ, bản đồ, hình ảnh và các văn liệu liên quan
Loại I: Phả hệ
Thế hệ họ Nguyễn Văn
Thế hệ họ Nguyễn Khắc
Thế hệ họ Châu Vĩnh
Loại II: Bản đồ
Lược đồ 52 năm công vụ của Thoại Ngọc Hầu
Những nơi mang vết chân tranh đấu của Thoại Ngọc Hầu
Cù Lao Dài
Núi Sam
Các vùng được khai phá thời Bảo hộ Thoại
Đà Nẵng, quê hương Thoại Ngọc Hầu
Loại III: Hình ảnh
Hình ảnh trát, dụ, sắc, bi kí, mộ chí
Hình ảnh kinh, đỉnh, mồ mả, đền thờ
Loại IV: Các Văn kiện liên quan
Dụ Minh Mạng gởi Bảo Hộ Thoại khuyên đừng từ chức
Sắc Minh Mạng truy tặng thân mẫu Bảo Hộ Thoại
Sắc Minh Mạng truy tặng thân phụ Nguyễn Văn Thoại
Sắc Khải Định phong thần Bảo Hộ Thoại
Sắc Bảo Đại phong Thần Bảo Hộ Thoại
Bia Thoại Sơn
Bia Vĩnh Tế Sơn
Tế nghĩa trủng văn
Trát nói về việc lập chợ Bà Thân
Bia Kỉ công của xã An Hải.
Mời các bạn đón đọc.