Giới thiệu sách Văn Hóa , Tôn Giáo , Tín Ngưỡng Việt Nam
Có thể nói Cadière là một trong những người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ này. (…) Cuộc đời và sự nghiệp của Cadière đáng cho tất cả những ai quan tâm đến môn Việt Nam học, dù là người Việt hay người nước ngoài, phải kính cẩn suy ngẫm\\\\ (Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1997).
Sách gồm 3 phần chính:
Phần 1: Thân thế và sự nghiệp của L. Cadière
Phần 2: Léopold Cadière với văn hóa, tín ngưỡng, gia đình Việt Nam
Phần 3: Tư liệu biên dịch minh họa
– Tôn giáo người Việt
– Đạo Không, Đạo Lão, Đạo Phật ở Việt Nam
– Gia đình và tôn giáo người Việt
– Thần kinh (Kinh thành tuyệt diệu)
– Tế Nam Giao
– Lăng mộ người Việt vùng phụ cận Huế
– Lăng Gia Long
– Tang lễ vua Gia Long
– Về một vài sự kiện tôn giáo hoặc ma thuật ghi nhận được nhân một mùa dịch tả ở Việt Nam
– Tín ngưỡng và ngạn ngữ dân gian vùng thung lũng Nguồn Sơn Tỉnh Quảng Bình (Trung Việt).
Tác giả L.Cadière; Biên khảo Đỗ Trinh Huệ; NXB Thuận Hóa-Nhà sách Trẻ phát hành; giá 75.000 đ/cuốn.
Theo Báo SGGP 23/08/2006 Q.Đ
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Với thời gian đã mất
(Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả Léopold Cadière, NXB Thuận Hóa)
Người đọc có thể trở lại với thời gian đã mất để tìm thấy những tập tục, những sự kiện văn hóa, từ cấu trúc xây dựng cho thế giới người sống đến nơi an nghỉ rất đa dạng của người quá cố qua sự miêu tả độc đáo của Cadière:
“Tôn giáo người Việt, ở đây nên dùng số ít, cho ta cảm nhận y như khi ta lạc vào núi rừng Trường Sơn: đây đó những thân cây khổng lồ, đâm rễ đi tới đâu nào ai biết được, chúng đỡ nâng cả một vòm lá phủ tràn bóng mát; những cành cây sà xuống mặt đất, lại đâm rễ chằng chịt; dây leo tứ bề bò cây này sang cây khác, chẳng biết gốc rễ từ đâu, và cứ thế mãi như vô tận, chẳng bao giờ dứt; loài ngấy loài dum chen chúc đủ loại gai góc, chẳng biết đâu là đường đi lối vào; những chồi non mềm mại hiếm thấy, những bông hoa đại đóa rộng cánh kỳ lạ, có thứ phủ đầy mặt đất, có thứ điểm rộ tận chóp cây cao như cả một tàn lửa hoặc nhóm mình chen nở giữa hai nạng cây; nơi nơi là tinh lực, nơi nơi là nhựa sống phủ trùm, choáng ngợp…”.
Người đọc không chỉ hiểu biết thêm về lịch sử mà còn lập định cho tương lai một hướng phát triển bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc VN.
Đó cũng chính là thông điệp của Cadière qua lời tự bạch của ông, rằng: “Tôi đã nghiên cứu lịch sử, xuyên qua các thế kỷ, đặc biệt là từ triều Nguyễn, và nhận thấy rằng đất nước VN, từ nguyên thủy, đã không ngừng nung nấu một ý hướng cao về phát triển và tiến bộ, đã miệt mài theo đuổi thực hiện ý hướng ấy với hào hùng can đảm và linh hoạt thích ứng vào từng hoàn cảnh trên con đường tiến bước của mình”.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Dấu ấn thời gian | |||||||||||
Lịch sử triết học Trung Quốc | |||||||||||
(SGGP Ngày 21/04/2007) | |||||||||||
Là bộ sách của tác giả Phùng Hữu Lan, do Lê Anh Minh dịch. Phùng Hữu Lan, người tiên phong thuộc trường phái Tân Nho gia, học giả, giáo sư Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc), giáo sư thỉnh giảng tại Princenton University, Columbia University (Hoa Kỳ), tác giả của những công trình quan trọng về lịch sử triết học và triết học Trung Quốc như: Trung Quốc triết học sử, Trung Quốc Triết học giản sử, Trinh nguyên lục thư, Trung Quốc triết học sử tân biên.
|