Giới thiệu sách Làng nghề truyền thống Việt nam
Lễ hội dân gian là một trong những loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian đặc trưng, mang tính tổng hợp cao về phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, tri thức khoa học kỹ thuật, thể hiện quan niệm về thế giới, về con người, về đạo đức, lối sống…
Cũng như lễ hội các địa phương khác nói chung, lễ hội của ngữ dân Bà Rịa – Vũng Tàu bao giờ cũng hướng tới những đối tượng thiêng liêng cần suy tôn.
Đó là những nhiên thần và nhân thần mà thực chất chính là hình ảnh hội tụ và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của những người đi tiên phong khai hoang mở làng mở nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm, hay có công chống thiên tai, cải tạo thiên nhiên, xây dựng cuộc sống…
Những đối tượng được suy tôn ngưỡng mộ trong các lễ hội ở Bà Rịa – Vũng Tàu phản ánh phần nào đặc điểm riêng có về quá trình hình thành, về nghề nghiệp và điều kiện lao động sản xuất và xã hội của vùng đất này.
Vì thế, giá trị văn hoá, nết thẩm mỹ mà nó đưa lại, thái độ tôn kính hay ý thức tri ân và niềm tự hào về tổ tiên là thực tế, cụ thể, gắn với điều kiện nghề nghiệp và địa bàn sinh sống. Cũng vì thế mà nó có giá trị giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, nghề nghiệp, củng cố tinh thần đoàn kết và khêu gợi sâu sắc lòng tự hào về vùng đất mà minh sinh sống.