Giới thiệu sách Chuyện Huế Ít Người Biết
Chuyện Huế Ít Người Biết:
Thừa Thiên – Huế là một vùng đất đã có hơn 400 năm văn hoá Phú Xuân – Thuận Hoá – Huế với một dòng chảy văn hoá không ngừng hội tụ, phát triển và giao lưu. Vùng đất này có rất nhiều di tích, thắng cảnh, cung điện, đền đài, lăng tẩm, chùa chiền, lễ hội… nổi tiếng, trong đó Unesco đã công nhận quần thể Di tích Huế là di sản văn hoá nhân loại (1993) và Nhã nhạc cung đình Huế là di sản phi vật thể nhân loại (2003).
Cuốn sách này tập hợp những bài viết về vùng đất ấy, với nội dung được biên soạn theo từng lĩnh vực: Di tích – Thắng cảnh – Lễ hội – Sinh hoạt – Nhân vật – Nghệ thuật, thể hiện dưới nhiều phong cách khác nhau, từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau: chính sử, huyền sử, dân gian, hiện thực…
Chuyện Huế ít người biết vốn là một chuyên mục trong Tủ sách Nhớ Huế trên tinh thần chắt lọc những thông tin mới lạ, thú vị về Huế, mong gợi được trong lòng người đọc không chỉ là sự tò mò muốn hiểu biết, mà còn thêm hiểu, thêm yêu xứ xở này.
Mời bạn đón đọc.
Mà thú vị thật, cầm tập sách trên tay, lại bỡ ngỡ như đọc ngàn trang sách, như được cầm tay dắt về các ngõ ngách của cố đô, găp những kỳ nhân dị sĩ một thời, nghe những chuyện không đầu không cuối, nhưng là chuyện “đặc biệt hiếm’. Thế đấy, Huế còn nguyên một góc khuất dành cho ai muốn khám phá…
LAM ĐIỀN (10/06/2004)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Sẻ chia, ấy là hạnh phúc
(Như thị, Đỗ Hồng Ngọc, NXB Văn Nghệ)
Như thị khác các tập tản văn trước, không chỉ ở cái tựa có vẻ bí hiểm, thay vì những Thư gửi người bận rộn, Gió heo may đã về, Già ơi… chào bạn!... khá giản dị trước đây, nội dung của nó cũng không thuần chất. Có bài đẫm chất thiền (Như thị, Ngọn lửa, Trăng gió kho vô tận, Nói không được…) bên những bài về khoa học và nghệ thuật ăn uống, hít thở (Cuộc chiến không cân sức, Ăn cũng phải học, Chỗ ngồi ăn không ngon, Một cách nhìn mới...).
Rồi những bài giới thiệu sách và bình văn rất nhà nghề (Thư trung, Vẽ lại một lộ trình mới, Những người muôn năm cũ, Im lặng thở dài...) cạnh những bài về… bóng đá (Bóng đá và sex, Chuyện bây giờ mới nói). Nhiều bài đầy chất giáo dục thủ thỉ mà sâu sắc (Chuyện ông Carnot, Trước hết là những bệnh nhân, Mẹ cứ kỳ vọng vào con đi, Thương nhớ đòn roi…) thì cũng có bài quá đơn sơ, mộc mạc… Có vẻ đúng là một tập tạp bút để tác giả tha hồ nói mọi chuyện trên trời dưới đất, theo lối viết của mình – một lối viết đã được học giả Cao Huy Thuần nhận xét là “kết hợp được với tâm hồn của anh. Người đọc mến anh vì trải dài trên giấy là một tâm hồn đẹp. Tác giả trở thành bạn thân của độc giả. Sách của anh là một liều thuốc bổ…”.
Sau cơn bệnh nặng, ở tuổi 65, Đỗ Hồng Ngọc có vẻ càng “ngộ” hơn, minh triết hơn. “Như thị” có nghĩa là “thấy vậy đó”. “Vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà vậy”. Để cuối cùng nhận ra một chân lý vô cùng đơn sơ: “Sẻ chia, ấy là hạnh phúc”. Với Như thị, anh đang muốn sẻ chia những cảm nhận đẹp về cuộc sống của mình cho mọi người. Đọc, và có cảm giác đã được chia sẻ.
NGUYỄN ĐÔNG THỨC
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn