Giới thiệu sách Bàn về chữ "Thời"- Những yếu tố của một triết lý sống
"Thời gian" nên được tư duy như thế nào? Phải chǎng từ thời Hy Lạp cổ đại, việc phân chia thời gian theo các thì chia động từ đã làm cho cuộc sống của người Hy Lạp trở nên khó nǎm bắt? Nó đưa ta đến chỗ không còn có thể hình dung cuộc sống như một chuyến đi qua, giữa khởi đầu và kết thúc, và khiến ta tức khắc hướng về sự kết thúc của nó? Mặc cho các nhà thơ luôn nói đi nói lại rằng "Hãy hái lượm mỗi ngày", chúng ta vẫn không hiểu được sống giữa hiện tại là như thế nào…
Chính vì vậy mà tác giả đã thử ra khỏi cái quan niệm ấy về "thời gian" của phương Tây, bằng cách đứng trên nền tảng tư tưởng Trung Hoa để nhìn lại cách tư duy cảu mình. Vì người Trung Hoa tư duy "thời điểm" theo "mùa" theo "độ lâu" của các quá trình. Trong khí đó triết học phương Tây vốn thờ ơ với sự tồn tại của bốn mùa và chưa hề khám phá tính cơ hội của thời điểm và tính sẵn sàng đối lập với việc đi trước.
Theo tác giả, nếu sống là tư duy theo sự trùng hợp với thời điểm, khác với thời khắc, thì sẽ ra khỏi được tấn bi kịch lớn "hiện sinh" mà triết học đã tổ chức mạnh mẽ biết chừng nào khi tạo dựng ra "thời gian". Qua tập tiểu luận này không những chúng ta có thể hiểu được vấn đề muôn thuở đã được các triết gia thế giới quan tâm là "thời gian", mà còn hiểu thêm những sáng tạo của Trung Hoa trong lĩnh vực này, giúp cho chúng ta "đọc lại" các vǎn bản kinh điển Trung Hoa dưới một cái nhìn mới.