Giới thiệu sách Cội nguồn văn hoá Trung Hoa
Có một không gian mênh mông và một thời gian sâu thẳm, văn hoá Trung Quốc dường như mãi mãi vẫn còn để cho mọi cuộc thám hiểm. Và ta bắt đầu một nghịch lý trên đường đi: Cái mà ta tưởng là cổ điển và quen thuộc lại rất bí ẩn. Cuốn sách Cội nguồn văn hoá Trung Hoa chia làm sáu phần : Môi trường nhân văn, chế độ chính trị, khoa học kỹ thuật, lý luận tư tưởng, văn học kỹ thuật, thuần phong mỹ tục nằm trong 118 mục. Ngay từ khi biên soạn, tác giả đã cố gắng để cuốn sách có đặc điểm riêng. Theo ý tởng của tác giả, muốn tạo dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Hoa cần phải hiểu rõ truyền thống văn hoá, phân biệt tinh hoa và những cái không có giá trị. Điều quan trọng hơn cả là phải gắn văn hoá truyền thống và hiện đại cũng như gắn những tâm lý, nhưân văn, lý luận được truyền lại từ bao đời với văn minh hiện đại.
Cùng hiểu sâu về bản sắc văn hoá Trung Quốc ta càng thấy cốt lõi củaxy việc hiện đại hoá chủ nghĩa xã hội.
Căn cứ vào những ý tưởng trên, cuốn sách không chỉ đề cập đến những nội dung vốn có của văn hoá truyền thống mà còn nêu ra những ý nghĩa hiện tại. Nội dung của mỗi mục giới thiệu nguyên nhân khái quát của quá trình phát triển để phân tích ý nghĩa văn hoá giữa lưịch sử và hiện tại. cái chính là nội dung từng mục nêu lên những đặc sắc của văn hoá Trung Quốc như vật lý học cổ xưa, kỹ thuật chế tạo, thơ ca… Để đợc như vậy phải nêu lên mối liên hệ giữa cuộc sống hiện tại và lịch sử, phân tích ý nghĩa của việc tích hợp văn hoá, mở rộng văn hoá và triển vọng phát triển hướng tới tơng lai.