Giới thiệu sách 333 câu hỏi lý thú
Trong thực tế, có rất nhiều điều đơn giản, lặp lại hàng ngày, tưởng như ai cũng biết cả rồi nhưng khi hỏi tới thì thường không biết rõ. Cuốn sách 333 câu hỏi lý thú có thể giúp bạn đọc trả lời một cách chính xác, ngắn gọn, rõ ràng hàng trăm câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ lịch sử xã hội, phong tục tập quán nhiều nơi, hoạt động văn hóa… đến nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ…
Giúp độc giả đọc hiểu một cách chính xác, ngắn gọn, rõ ràng những câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ lịch sử, xã hội, phong tục, tập quán, văn hóa… đến khoa học kỹ thuật, công nghệ,… Trần Bình biên soạn.
HỒNG HẠNH.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(Thứ Sáu, 15/06/2007)
Miên man về sự lương thiện
Vào đầu sách, Lý Lan viết: “Cái này không phải là tự truyện”, nhưng khi đọc hết 250 trang sách thì thấy “cái này” như là… tự truyện của tác giả – nhà giáo, nhà văn Lý Lan.
Quê nội Lý Lan ở Quảng Tây,Trung Quốc; quê ngoại ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Chị sinh ra tại quê ngoại, lớn lên ở Chợ Lớn, rồi làm cô giáo, viết văn, làm thơ và dịch sách. Chị đã nhận bằng cao học văn chương tại Mỹ (Lý Lan nhận được học bổng Fulbright).
Nhân vật xoay quanh tác giả, người miên man kể chuyện là những người máu mủ ruột rà, là người thân, là thầy cô, là học trò, là bạn bè, là những người tình cờ gặp nhau hay chỉ nhìn thấy, cảm thấy trên những chuyến ngao du chưa biết mệt mỏi của mình.
Mẹ mất sớm, lúc nhỏ Lý Lan sống với ngoại. Ông ngoại suốt ngày cùng con trâu cày xới loanh quanh miếng ruộng ngập nước. Còn bà ngoại thì gánh rau ra chợ bán với đôi bàn chân đất nứt nẻ, hai vai chai sần. Người cha cũng suốt đời đi bộ. Ông là người bán hàng rong, không đọc được chữ Việt ngoại trừ việc nhận mặt chữ tên họ của mình và các con.
Lý Lan không miên man kỷ niệm buồn vui. Chị miên man bởi cảm xúc và ghi lại những điều được lưu giữ trong lòng. Điều trở đi trở lại trong thiên tùy bút của Lý Lan vẫn là việc dạy và học, vẫn là người dạy và người học. Bà ngoại là người thầy đầu tiên với những ứng xử giàu lòng nhân ái từ những việc nho nhỏ; khi thấy cô cháu gái qua cầu rơi mất dép, bà bảo cháu bỏ luôn chiếc còn lại để ai đó lượm được chiếc kia thì thấy luôn chiếc này và được cả đôi để mang. Người cha thì dạy con bằng chính cuộc đời cần lao lương thiện của mình. Đến lớp là hình ảnh cô Minh dạy văn.
Chị viết: “Vì yêu cô mà tôi thích môn học này và vì thích môn học này mà tôi yêu tất cả các giáo sư dạy tôi môn đó trong suốt bảy năm trung học”. Rồi những giờ dạy quên phắt giáo án của thầy D. ở giảng đường đại học. Lý Lan cũng không còn nhớ thầy dạy những gì nhưng điều quan trọng nhất là chị đã học được từ thầy sự sáng tạo đầy hứng thú trong nghề dạy học. Lý Lan viết: “Chất lượng bài học thầy dạy mang tính sinh tử đối với đứa học trò. Và “đứng lớp” đối với thầy cũng là một lao động sinh tử”.
Một đứa học trò ở Cần Giuộc lặng lẽ đạp xe “hộ tống” cô giáo mấy chục cây số trong gió mưa tầm tã, đến khi cô thấy được ánh sáng đèn điện rồi em mới lặng lẽ quay về. Cũng chính với những học trò như thế mà Lý Lan đã quay lại và trụ lại bục giảng suốt ngần ấy năm…
Với Miên man tùy bút, sự lương thiện nơi con người còn được thể hiện bằng thái độ sống, bằng nỗ lực để tự vấn, để có thể lắng nghe được tiếng nói ray rứt của lương tâm.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn