Giới thiệu sách Tự Điển Hán – Việt – Tái bản 2008
Tự Điển Hán – Việt:
Phần đông bạn đọc, nhất là giới trẻ, học sinh, sinh viên thường dùng lẫn lộn giữa “tự điển” với “từ điển”. Điều đó cũng không lạ vì Tây phương vốn chỉ có một danh từ để gọi loại sách tra cứu này, như tiếng Anh là dictionary, còn tiếng Pháp là dictionaire,…Nhưng đối với người phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc hay các dân tộc dùng ngôn ngữ đơn âm, lại có sự phân biệt rất rõ giữa “tự” và “từ”. Tự có nghĩa là chữ, do nhiều nét hợp lại mà thành. Còn từ là lời nói, dùng để diễn đạt sự vật.
Vì thế mà trong “từ điển”, sau khi giải nghĩa một tự, thường sẽ có một số từ (hai chữ, ba chữ…) hướng dẫn cách sử dụng tự vừa giải nghĩa, như: công công bằng, công lý, công đức, công cụ… Còn “tự điển” thì lại chú trọng về tự, ghi rõ âm đọc, nghĩa của chữ, đưa ra từ ngữ và cách sử dụng từ ngữ…. Cuốn sách “Tự Điển Hán – Việt” được biên soạn với mục đích đáp ứng nhu cầu tra cứu và học tập Tiếng Hoa của đông đảo bạn đọc.
Mời bạn đón đọc.