Giới thiệu sách Hán – Việt Từ Điển
Hán-Việt Từ-Điển giản yếu gồm 5000 đơn – tự, 40000 từ- ngữ.
Làm sao sách này gọi là Từ-điển? Từ-điển khác Tự-điển thế nào? Tự người ta gọi là chữ, là do nhiều nét hợp lại mả thành, mà Từ là lời nói dùng để chỉ tỏ những sự-vật. Ví dụ như chữ nhất, ta vẫn biết nó là chữ nhất nghĩa là một, nhưng nghĩa nó lại còn theo lời mà khác nhau; ví như: nhất nhân, nhất định…
Sách này sưu-tập phần nhiều các từ ngữ và thành-ngữ mà Quốc-văn đã mượn trong Hán-văn, và những từ-ngữ trong Hán-văn mà Quốc-văn có thể mượn thêm nữa để dùng cho rộng , cọng tất cả chừng bốn vạn điều. Ngoài ra lại có hơn năm nghìn chữ một, là những chữ thiết-dụng nhứt trong Hán-văn ngày nay.
Các từ-ngữ và thành-ngữ bao quát rất rộng, từ những lời rất phổ thông, thường dùng trong lúc nói chuyện hoặc trong thơ-trát, trên báo-chương, cho đến nhngữ thuật-ngữ của khoa học-thuật, từ Phật-học, thần-học, triết-học, cho đến xã-hội-học, số-học, tự-nhiên khoa-học v.v…
Bộ sách này đóng làm hai quyển cho tiện việc in, quyển Thượng từ chữ A đến chữ M, quyển Hạ từ chữ N đến chữ X (chữ Y nằm vào quyển Thượng).
Tự và từ sắp đặt theo thứ- tự của tự- mẫu quốc-ngữ, bắt đầu từ chữ A cho đến chữ X. Phàm đọc sách đọc báo quốc văn, mà gặp chữ hoặc lời không hiểu nghĩa, phàm viết quốc -văn mà muốn dùng chữ hay lời còn hiểu mơ-hồ, đều có thể theo tự- mẫu quốc-ngữ mà tra cứu (chữ Y xin tra ở nơi chữ I, sau chữ H).
Đọc sách và báo Hán- văn, nếu gặp chữ không biết âm và nghĩa là gì thì có thể do Biểu tra chữ Hán ở sau mỗi quyển mà tra cứu.
Mỗi chữ mỗi lời đều giải thích bằng quốc-văn, những lời thuộc về học-thuật, hay là thuộc về điển-cố thì giải- thích lại kỹ lắm. Mỗi chữ, mỗi lời có bao nhiêu nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa chánh, nghĩa dụ đều giải rõ ràng. Nhiều từ- ngữ có chú thêm ngữ pháp để người muốn nghiên-cứu Pháp-văn tiện dùng.
Về âm-vận, sách này gắng theo thiết- âm trong bộ Tân-tự-điển của nhà thương-vụ ấn -thư quán-bản.
Mời bạn đón đọc.