Giới thiệu sách Vì Sao Bạn Thất Bại – Không Tự Biết Mình (Tập 2)
Đã sống ở đời, bất kể là sang trọng hay hèn kém, đều có thể trải qua kinh nghiệm của thành công và thất bại. Lẫy lừng vang dội cũng vậy, bình thường cũng vậy, quy luật thất bại và thành công là không ai tránh khỏi, vậy thì đối diện với thất bại, nắm chắc thành công là chủ để xuyên suốt của đời người.
Chủ đề này thì muôn màu muôn vẻ, có người cả đời bình thường, có người thành công một thời, có người không chịu nổi một đòn, có người dày công tôi luyện, có người cả đời u uất… Số phận thành bại, giống như đung đưa chiếc đu, phác hoạ các loại dây cung của đời người.
Thành công sẽ mang lại rất nhiều thứ: Của cải, quyền thế, thanh danh, niềm vui…. Thất bại cũng mang lại rất nhiều thứ: Nghèo đói, đau khổ, thấp kém, hèn mọn…. Con người rất ngưỡng mộ thành công, sợ thất bại. Đây cũng là lẽ thường tình.
Mọi người thường không nhìn thấy một sự thực tàn khốc là: Tốt đẹp luôn ngắn ngủi, thành công cũng như vậy. Mặt sau của thành công là chồng chất thất bại. Nội dung của thành công là thất bại, mà thất bại là mẹ của thành công. Cho nên ai muốn giành được thành công, thì người đó trước tiên phải nếm mùi vị của thất bại, ai muốn hiểu biết thành công, thì người đó phải lĩnh hội thất bại.
Thất bại thai nghén thành công. Nó thể hiện chân thực mối quan hệ giữa thành công và thất bại, cũng là sự thật lịch sử đã được chứng minh. Trong lịch sử, Khổng Tử gặp nạn mà vẫn sáng tạo ra kinh “Xuân Thu”, Khuất Nguyên bị đuổi mà làm bài thơ “Li Tao” nổi tiếng, Tôn Tẫn bị hình phạt tháo khớp xương đầu gối mà có tác phẩm “Binh Pháp Tôn Tử”.
Con đường thành công không có một ngoại lệ. Ai muốn thành công nhiều hơn, người đó phải chịu thất bại nhiều hơn, đây là chân lý không bao giờ thay đổi. Quyển sách này đề cập đến ý nghĩa của thất bại đối với thành công và với đời người, dày công tổng kết những nguyên nhân dễ dẫn đến thất bại, dùng rất nhiều ví dụ điển hình sinh động để giải thích, khiến độc giả phải suy ngẫm.
Mục lục:
Chương 14: Không có tính hợp tác
Chương 15: Không nhạy bén
Chương 16: Thiếu tài năng và tu dưỡng
Chương 17: Thiếu lòng yêu nghề
Chương 18: Không biết thể hiện mình
Chương 19: Ăn nói vụng về
Chương 20: Lẫn lộn sáng tối
Chương 21: Coi nhẹ quản lý
Chương 22: Không tự biết mình
Chương 23: Thiếu tính sáng tạo
Chương 24: Phán đoán sai
Chương 25: Không biết phản lại
Chương 26: Xử thế không khéo
Mời bạn đón đọc.