Giới thiệu sách 33 Cách Chia Sẻ Cùng Con Cái
Muốn tương lai của con cái tốt đẹp hơn, để mối quan hệ của bố mẹ và con cái ngày càng thêm tốt đẹp, những người làm cha làm mẹ cần phải chia sẻ với con cái như thế nào?
Trên thế gian này không có cha mẹ nào lại muốn hại con cái mình, không có một cha mẹ nào vừa thức dậy đã có ý nghĩa: “Mình phải hại con mình, khiến cho nó mất mặt, xấu hổ, hận mình…”
Nhưng trong cuộc sống hiện nay, giữa cha mẹ và con cái luôn xảy ra những xung đột, mâu thuẩn, cha mẹ hy vọng con mình lễ phép, kết quả là con mình lại thô lỗ,…
Vậy, lý do gì tạo ra sự khác biệt lớn như vậy?
Theo một chuyên gia tâm lý người Mỹ thì nguyên nhân tạo ra sự khác biệt đó chính là do cách chia sẻ của cha mẹ với con cái trong cuộc sống hằng ngày.
Lắng nghe những lời tâm sự của con, tạo ra bầu không khí ấm cúng trong gia đình, tạo cho một hoàn cảnh sống thoải mái. Thẳng thắn chia sẻ với cùng con, để con có cảm giác an toàn khi tâm sự với cha mẹ về những nỗi lo, những băn khoăn, thất vọng, áp lực trong học tập của con,… khuyến khích con nói về những suy nghĩ của mình thậm chí là những điều bất mãn với gia đình. Khoan dung và thông cảm cho con, tha thứ về những lỗi lầm của con, hiểu được cách nghĩ và cách làm của con, không nên lúc nào cũng nói “không” với con, cố gắng đáp ứng những nguyện vọng của con, tôn trọng con và không làm con mất mặt với người khác…
Cha mẹ chính là thầy cô giáo đầu tiên của con, là người có trách nhiệm về lối sống và kiến thức của con. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc nhất, chúng ta cần phải hiểu làm thế nào để chia sẻ cùng con cái.
Cuốn sách “33 cách chia sẻ cùng con cái” giúp chúng ta hiểu những tâm sự của con cái và những cách thức chia sẻ với con cái nuôi dạy con tốt hơn.
Mục lục:
Lời mở đầu
Chương 1: Học cách chia sẻ cùng con cái
Thực hiện những lời hứa của mình với con cái
Thành thật là cách chia sẻ hiệu quả nhất
Đồng ý với con 100%
Cho con làm thầy giáo của mình
Chân thành tiếp nhận lòng ham học hỏi của con
Chân thành khen con của bạn
Đối xử với con một cách bình đẳng
Cha mẹ cũng nên kiềm chế những hành vi của mình
Cha mẹ cần phải khích lệ con đúng lúc
Hãy ôm con bạn đúng lúc
Cách để trẻ chia sẻ những gì xảy ra ở trường học
Chương 2: Hạnh phúc của sự hoà thuận
Dành cho con nhiều thời gian hơn
Cha mẹ cần quan tâm nhiều đến con cái
Chương 3: Tâm lý của con cái ở độ tuổi vị thành niên
Không nên có thành kiến với con cái
Phải giữ vị thế của người làm bố làm mẹ
Nắm chắc những vấn đề quan trọng
Không nên trách mắng con cái một cách mù quáng
Bố mẹ phải thống nhất với nhau
Hãy làm bạn trước sau mới làm phụ huynh
Đối xử đúng đắn với hành động sai trái của con cái
Kịp thời giảng giải cho con cái những kiến thức có liên quan
Tâm sự nhiều hơn với con cái về chuyện tình cảm
Không nên ép trẻ làm điều chúng không muốn
Chương 4: Nghệ thuật cảm thông với trẻ
Lấy việc tha thứ để cảm hoá con bạn
Cho phép trẻ mắc lỗi
Khiến con cảm nhận được tình yêu thương của bạn
Lấy tình yêu thương làm xuất phát điểm của sự thấu hiểu
Suy nghĩ vấn đề trên lập trường của con cái
Mỉm cười khi tức giận với con cái
Chương 5: Làm người cha, người mẹ tốt nhất
Để con nói ra những tâm sự của mình
Bố mẹ cần phải biết nói lời xin lỗi với con
Tạo nên bầu không khí gia đình vui vẻ, lạc quan
Khi con bạn lãng phí thời gian
Mời bạn đón đọc.