Giới thiệu sách 7 Giới Hạn Không Nên Vượt Qua
Cái gọi là giới hạn thực ra là một loại bình phong che chắn, là một loại nguyên tắc làm người, là mốc phân chia ranh giới giữa thành với bại. Những cái bên ngoài giới hạn đó chúng ta không nên quá so đo tính toán, thiệt một chút, nhường một bước chẳng đáng gì, thế nhưng nếu vượt qua giới hạn thì đã là “tín hiệu cảnh báo” nguy hiểm rồi, cần phải chú ý.
Người, bản chất mà nói là người của xã hội, không ai có thể sống riêng lẻ được, cần phải tìm cho mình một con đường sinh tồn ở trong cái đại dương xã hội này…. Mà trong cái đại dương xã hội này có đủ các loại cơ may và cũng có rất nhiều cảm bẫy, bạn có thể gặp một số người thật lòng giúp đỡ bạn, nhưng cũng có thế vấp phải một số những người chỉ chuyên lợi dụng và ăn hiếp bạn. Còn có cả những người đâm ngầm sau lưng bạn. Làm thế nào để có thể nắm vững thời cơ hăng hái tiến về phía trước? Làm thế nào để có thể tráng được những rủi ro bất trắc bảo toàn được mình? Điều này đối với mỗi người mà nói đều là những khó khăn và thử thách mà mọi người từng giây từng phút phải đối mặt. Cái gọi là làm người thật khó, cũng là khó ở điểm này.
Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Bất kể là thế đạo thay đổi như thế nào, lòng người khó đoán đến chừng mực nào thì cuộc đời người ta rút lại cũng vẫn là sống vì mình, tôn trọng mình cũng là tôn trọng sinh mạng của mình, chỉ có như vậy bạn mới được người khác tôn trọng và chấp nhận. Giả dụ nếu người nào vì quá ham công danh lợi lộc và trong quá trình theo đuổi công danh mà mê muội mất mình, như vậy không chỉ là rất đáng buồn mà còn khẳng định là cũng không thể có được cái “danh” cái “lợi” mà mình muốn, hoặc giả có được chăng nữa thì cũng mất đi cái ý nghĩa nên có của nó.
Đứng về gốc độ này mà nói thì việc giữ vững giới hạn làm người của mình đó là điều quan trọng nhất, cứ để cho mọi thứ phát sinh và thay đổi trong phạm vi mình có thể chịu đựng và khống chế được.
Mục lục:
Lời tựa
Giới hạn I: Nhân nhượng phải có mục đích
Tranh cả đời, chứ không tranh nhất thời
Nhẫn nhịn nhất thời, để mưu sự nghiệp lâu dài
Lùi một bước để tiến mười bước
Dê không quỳ thì không bú được sữa, bò không cúi thì không uống được nước.
Chịu nhẫn nhục để có ngày ngẩng cao đầu
…..
Giới hạn II: Lời nói phải thận trọng
“Cách nói hàm hồ để né tránh” là một nghệ thuật ngôn ngữ cần thiết
Mượn miệng người khác nói tiếng nói của mình
Chú ý giữa mồm giữa miệng, điều gì không nên nói thì cương quyết không nói.
Thoải mái nói thẳng cũng cần phải xem đối tượng, không nên dốc hết ruột gan.
…
Giới hạn III: Thật thà nhưng không để người khác lừa
Làm người không thể chỉ biết tha thứ, khi đáng phản kích cũng cần phản kích
Không làm dao sắc, cũng kiên quyết không làm “thịt, cá”
Lương thiện với kẻ ác tức là tàn nhẫn với chính mình
Thuận theo kẻ nghịch, khác nào giúp cho kẻ nghịch làm càn
….
Giới hạn IV: Bị thiệt hại, nhưng không thể ngậm miệng
Không nhiễu sự, nhưng cũng không sợ nhiễu sự. Có lý phải nói, có oan phải kêu
Cần lý giải một cách chính xác hàm nghĩa của từ “thiệt thòi là phúc”
Bảo vệ sự tôn nghiêm và lợi ích của mình, đó là cái vốn tối thiểu để làm người
…
Giới hạn V: Không thể không đề phòng
Không bị mờ mắt vì mặt nạ của người khác
Biết người biết mặt khó biết lòng
Cần đề phòng những kẻ hiểm ác ở bên cạnh mình
…
Giới hạn VI: Không thể không có nguyên tắc
Có cái nên làm, có cái không nên làm
Không thể vì để được lòng người khác mà thay đổi ý kiến
Quân tử thận độc
Trước mỗi cái lợi cần phải biết cái nghĩa
…
Giới hạn VII: Muốn ổn thoả nhưng không thể để mất chí tiến thủ
Không có chí tiến thủ cũng có nghĩa là đánh mất cơ hội thành công
Luôn luôn duy trì trạng thái tích cực tiến thủ
Muốn thay đổi vận mệnh thì cần phải dám mạo hiểm
…
Mời bạn đón đọc.