Giới thiệu sách Công Dung Ngôn Hạnh Xưa Và Nay
Theo truyến thống văn hoá phương Đông, trong đó có Việt Nam, những nét đẹp của phụ nữ kể cả về thể chất lẫn tâm hồn đã được khái quát bằng mấy chữ:
“Tam tòng, tứ đức”
Tam tòng ở đây là “ba chữ theo”: Ở nhà thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử).
Còn Tứ Đức yếu tố quan trọng nhất của người phụ nữ đó là: “Công – Dung – Ngôn – Hạnh”.
Đó chẳng phải chỉ là mấy chữ, mà tiêu chí rèn luyện là thước đo giá trị và phẩm giá của người phụ nữ ngày xưa. Bất cứ một tiêu chí gì thì cũng đều được hình thành trong một nền văn hoá, một truyền thống lịch sử với những phong tục tập quán nhất định.
Vì thế, để hiểu được khái niệm Công –Dung – Ngôn – Hạnh của người phụ nữ Việt Nam thì ta cũng phải gắn nó trên cái nền văn hoá và lịch sử Việt Nam.
Đương nhiên là nền văn hoá cùng với vạn vật luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Cũng vậy, quan niệm, tiêu chí và thước đo đối với người phụ nữ xưa, nay và sau nàu chẳng phải là bất di bất dịch.
Nếu ta công nhận rằng, mẫu hình người phụ nữ của xã hội loài người thì đồng thời nó cũng chịu sự chi phối của xã hội về mặt văn hoá, kinh tế và chính trị.
Trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam góp phần xây dựng nên những trang sử vẻ vang của dân tộc với vai trò của những người phụ nữ nông thôn bình dị và với những nhân vật phụ nữ lịch sử như Hai Bà trưng, bà Triệu, Nguyên Phi Ỷ Lan, nữ tướng Bùi Thị Xuân cùng với những hình ảnh anh hùng của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến cứu nước ở thế kỷ 20 là điều hiển nhiên, không thể chối cãi.
Mặt khác, trong sự giao lưu hội nhập toàn cầu, nhất là ở thời đại internet ngày nay – mẫu hình người phụ nữ của các dân tộc khác nhau trên thế giới đang có sự chuyển hoá qua lại, bổ sung hoàn thiện cho nhau.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Bàn về chữ Công hay vai trò – chức năng của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Chương 2: Bàn về chữ Dung hay vẻ đẹp của người phụ nữ
Chương 3: Bàn về chữ Ngôn – hay lời ăn tiếng nói của người phụ nữ
Chương 4: Bàn về chữ Hạnh – hay đạo đức của người phụ nữ
Lời kết
Mời bạn đón đọc.