Giới thiệu sách Tuyển Chọn Người Đẹp
Ba giá trị mà con người hằng mong đạt tới là Chân, Thiện, Mỹ. Chúng ta có thể phân biệt rằng cái Chân thuộc phạm vi nghiên cứu của luận lý học, cái Thiện là đối tượng của Đạo đức học và Thẩm mỹ học là môn học về cái đẹp.
Cái đẹp là một yếu tố dễ nhận thức nhưng lại khó nắm bắt hay diễn tả: hiển hiện, rực rỡ, quyến rũ đồng thời lại vừa mơ hồ, đa đoan. Cho nên nếu ai có hỏi: “Đẹp là gì?” và “Thế nào là đẹp” thì chúng ta rất dễ lúng túng, cảm thấy khó khăn hay bất lực khi lý giải cái đẹp. Chúng ta thường sa vào mê cung của cái đẹp và chỉ tìm được lối ra khi nào có được sợi chỉ của Ariane. Con người từ nhiều đời nay đã cố tìm hiểu, luận giải nhưng không bao giờ nhận biết chính xác được cái đẹp.
Trong sự đánh giá của cộng đồng, của xã hội hay của từng cá nhân cụ thể thì tiêu chuẩn về cái đẹp lại không hoàn toàn chính xác tuyệt đối mà nó chỉ là một biến số thay đổi tuỳ theo không gian, thời điểm và tâm trí con người. Phạm trù cái đẹp trong mỹ học luôn gây mâu thuẫn và tranh cãi đã nhiều thế kỷ và sẽ tồn tại chẳng biết bao lâu, nên việc định tính và định lượng cái đẹp không thể khẳng định và dứt khoát.
Riêng về cái đẹp thị giác thì “không sao nói hết được” và chính sự xuất hiện của một con người cũng là một đối tượng thẫm mỹ của nhân loại. Trong quá trình hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ của con người thì hình như thị giác là cơ quan trọng yếu hơn cả. Vì thị xác là cơ quan tiếp xúc đầu tiên với các vẻ đẹp hình thể…
Mục lục:
Lời mở đầu
Phần 1: Người đẹp trong thần thoại
Nữ thần Venus
Nàng Rati tuyệt mỹ
Nữ hoàng Cle’Opâtre
Phần 2: Sắc đẹp phụ nữ
Sắc đẹp từng thời và từng nơi
Vẻ đẹp phụ nữ trong nghệ thuật thị giác
Phụ lục: Vẻ đẹp hình thể phụ nữ qua con mắt các hoạ sĩ đương đại Trung Quốc
Các cuộc thi tuyển chọn người đẹp
Vẽ đẹp lý tưởng
Kết luận
Mời bạn đón đọc.