Giới thiệu sách Thấy Nhiều, Nghe Nhiều, Nói Ít
Sự vĩ đại được thai nghén trong im lặng. Người có trí tuệ tìm được chân lí từ im lặng, chỉ có họ mới hiểu được giá trị của im lặng. Cho nên, Gandy nói: "Im lặng là một trong những bài học tinh thần cho những người tìm vào chân lí”. Chicksingger nói: “Cuộc đời ngày càng ồn ào, tôi không muốn góp thêm một tiếng ồn nữa, bằng sự im lặng của tôi, tôi sẽ dâng cho tất cả mọi người một điều tốt”. Kẻ thô thiển cho rằng, chỉ có cao giọng tự khoe mình mới là con đường tiến lên, họ chẳng thèm để ý gì đến im lặng.
Có một câu chuyện vui: Có người nọ tham dự cuộc họp, chẳng nói lời nào, họp xong, một nhà bình luận nói với ông ta: “Nếu ông ngu xuẩn, ông đã làm điều thông minh; nếu ông thông minh, ông đã làm điều rất ngu xuẩn”. Lời bình luận đó có lẽ đã rất đúng: Người ngu xuẩn che đậy được sự ngu xuẩn của mình nhờ im lặng, cho nên đó là thông minh; người thông minh không bày tỏ sự thông minh của mìmh vì im lặng, cho nên đó là ngu xuẩn. Nếu suy nghĩ kĩ sẽ dễ dàng phát hiện ra điều đó. Người thông minh có cần cho người ta biết mình thông minh không? Trước khi làm điều đó, họ có cần báo cho người ta biết trước không? Điều đó không cần thiết.
Một người sâu sắc luôn luôn sống kín đáo, trong trường hợp không cần thiết, họ không nói lời nào cả. Kết quả, họ tìm đuợc giá trị lớn hơn trong im lặng.
Mục lục:
Nguyên tắc 1: Người sâu sắc bao giờ cũng biết im lặng
Nguyên tắc 2: Nhìn nhiều, nghe nhiều, ít lên tiếng
Nguyên tắc 3: Đừng suốt ngày nói huyên thuyên
Nguyên tắc 4: Chỉ nói những lời đáng nghe
Nguyên tắc 5: Lời gấp nói chậm
Nguyên tắc 6: Đừng bao giờ nói “anh sai rồi”
Nguyên tắc 7: Nên nói nhiều “chúng tôi”, bớt nói “tôi”
Nguyên tắc 8: Nói hết trong vòng 3 phút
Nguyên tắc 9: Để ý điều cấm kị của đối phương
Nguyên tắc 10: Tìm giá trị trong quan điểm của người khác.
…
Mời bạn đón đọc.