Giới thiệu sách Thượng Tướng Hoàng Cầm – Chặng Đường Mười Nghìn Ngày
Thượng tướng Hoàng cầm xuất thân trong một gia đình cố nông không một tấc đất cắm dùi thuộc vùng quê Ưng Hoà, tỉnh Hà Tây (Hà Đông cũ) đến nay đã qua tuổi 80. Mẹ mất sớm, cha bị bọn thực dân phong kiến ức hiếp dồn đẩy vào bước đường cùng phải thắt cổ tự tử. Năm 17 tuổi, đồng chí bỏ làng đi nhiều nơi, làm nhiều việc cực nhọc,vất vả để kiếm sống những vẫn không thoát cảnh nghèo đói; có lúc phải ngửa tay cầu xin lòng thương cảm của khách đi đường vì tìm không ra việc làm trong cái xã hội đầy nhiễu nhương, bất công hồi đó.
Tháng 7 nǎm 1945, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội, tham gia khởi nghĩa đánh chiếm Bắc phủ, làm nhiệm vụ đứng dưới lễ đài bảo vệ bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 nǎm 1945 tại vườn hoa Ba Đình lịch sử. Đồng chí đã qu thuở ban đầu Tây Tiến; có mặt hầu hết các chiến dịch lớn ở chiến trường Bắc Bộ thời kháng chiến chống Pháp.
Nǎm 1965, theo điện yêu cầu trực tiếp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Bí thư Trung ương Cục, đại tá Hoàng Cầm lên đường vào Nam với nhiệm vụ đặc cách ban đầu là xây dựng và huấn luyện bộ đội chủ lực phục vụ yêu cầu đánh lớn. Ông đã qua các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 9, Tư lệnh Quân đoàn 4 (các đơn vị chủ lực lớn đầu tiên của Nam Bộ), Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân Giải phóng miền Nam, Uỷ viên Quan uỷ miền; đồng chí cũng là chỉ huy trưởng các trận đánh Mỹ đầu tiên ở Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Nhà Đỏ, Bông Trang; các chiến dịch lớn Phước Long, Đầm Xoài, Dầu Tiếng , Bù Bông, Kiến Đức, Nguyễn Huệ,…
Nǎm 1995, nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn Chặng đường mười nghìn ngày
, hồi ức của Thượng tướng Hoàng Cầm (do Nhật Tiến thể hiện) nhân kỉ niệm 20 nǎm Chiến dịch Hồ chí Minh toàn thắng.
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những tâm đắc, những cảm xúc, cảm thụ của người trong cuộc về những chi tiết lịch sử hiện thực mà huyền thoại chưa nói đến trong lịch sử.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn Hồi ức Chặng đường mười nghìn ngày của Thượng tướng Hoàng Cầm.