Giới thiệu sách Lạm Phát Ở Việt Nam Lý Thuyết Và Kiểm Chứng Thực Nghiệm Mô Hình P-Star
Lời khen bao giờ cũng giống như con dao hai lưỡi. Trong giai đoạn đầu của lạm phát cao, thay vì giảm lạm phát phải trở thành mục tiêu ưu tiên cao nhất trong các mục tiêu quản lý vĩ mô thì Chính phủ vẫn tiếp tục xem tăng trưởng kinh tế là quan trọng nhất. Sự thiếu quan tâm này có thể xuất phát từ những nhận định trái ngược nhau về nguyên nhân tạo ra lạm phát, không ít trong số đó xem lạm phát tăng cao là kết quả của những nguyên nhân khách quan chứ không phải từ chính sách chủ quan của chính chính phủ.
Thực tế, một cách tổng quát, có hai dòng ý kiến trái ngược nhau. Dòng ý kiến thứ nhất là cho rằng lạm phát có thể bắt nguồn từ giá thế giới tăng (đại diện giá thế giới là giá dầu lửa hoặc giá lương thực tăng) và như vậy sự tăng giá của các mặt hàng này trên thế giới lan truyền sang giá nội địa là một điều hiển nhiên. Giải pháp khả dĩ chống lạm phát của nhóm này là hạn chế sự lan truyền thông qua thuế quan và can thiệp giá trực tiếp, chẳng hạn như trợ giá xăng dầu.
Ngược lại, nhóm ý kiến thứ hai phản biện rằng sự gia tăng của lạm phát bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong chứ không phải từ bên ngoài. Cụ thể, nhóm này cho rằng cung tiền đã tăng quá cao trong suốt giai đoạn trên chính là nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao. Mặc dù hai nhóm ý kiến trên đều có luận cứ cho riêng mình nhưng phần lớn đều là những nhận định chủ quan và thiếu một những bằng chứng thực nghiệm tin cậy.
Hơn thế nữa, những sự kiện ảnh hưởng đến lạm phát này ngày càng diễn ra phức tạp, giá dầu tiếp tục leo thang cho đến giữa năm 2008, cung tiền trong nước tiếp tục mở rộng, dòng vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp vẫn tràn vào Việt Nam sau khi quốc gia này trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới… Sự mở cửa trên thị trường vốn và sự tăng vọt về khối lượng thương mại trên thị trường hàng hoá đã làm cho các biến số gây ra lạm phát vô cùng phức tạp. Điều này đã dẫn đến các đề nghị chính sách không theo một hướng nhất quán và thậm chí những tranh luận đối lập vẫn tiếp tục tồn tại.
Mục lục:
Lời nói đầu
Tổng quan và tóm tắt
Mục lục
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về lạm phát
Chương 2: Diễn biến và tranh luận về lạm phát
Chương 3: Giới thiệu mô hình P-Star
Chương 4: Kiểm định nhân tố tạo ra lạm phát trong giai đoạn 1995 – 2007 bằng mô hình P-Star
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.
Mời bạn đón đọc.