Giới thiệu sách Nghệ Thuật Trong Kinh Doanh
Nghệ Thuật Trong Kinh Doanh:
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, những công ty, những thương hiệu muốn tồn tại được thôi đã khó chứ chưa nói gì đến việc được xếp hạng trong số những công ty hàng đầu thế giới. Ngay cả những tập đoàn một thời từng được xem là trụ cột của những con rồng châu Á cũng lâm vào cảnh phá sản như tập đoàn Daewoo của Hàn Quốc…, một số khác không đủ sức đứng vững trên thương trường đành phải sát nhập vào các tập đoàn lớn hơn như công ty phần mềm PeopleSofi sáp nhập vào Oracle, hay như Fiat nhà sản xuất xe hơi hàng đầu nước Ý, một thời vang bóng cũng phải lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Chính vì thế mà các doanh nhân trong thời đại đứng trước những thử thách không nhỏ trên con đường sự nghiệp. Để tồn tại được và đưa công ty đi lên, đòi hỏi doanh nhân không chỉ đơn giản là sự nỗ lực mà còn phải có kiến thức, kinh nghiệm thương trường, sự nhạy bén trong kinh doanh, tầm nhìn chiến lược và cao hơn nữa chính là nghệ thuật trong kinh doanh. Nghệ thuật trong kinh doanh thì không hề có khuôn mẫu và cũng không bao giờ có thể học hết được, doanh nhân chỉ có thể nắm bắt được một phần nào đó cái nghệ thuật này qua học hỏi và trải nghiệm theo cách của mỗi người. Trên thực tế có rất ít doanh nhân thành công so với số đông thất bại mặc dù trong số họ không ai là không biết đến các quy tắc kinh doanh. Cũng giống như người họa sỹ, ai cũng biết các quy luật về hội họa, những có mấy người có tác phẩm để đời như Van Gogh, hay Picasso… có lẽ sự khác biệt đó nằm ở chỗ mỗi người nắm bắt được cái nghệ thuật ấy đến mức nào. Nếu như nhà điều khắc gọt dũa khối đá để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thì doanh nhân đang gọt dũa công ty, thương hiệu, sản phẩm của mình thành những kiệt tác. Và dĩ nhiên tác phẩm nào đẹp, tác phẩm đó sẽ tồn tại, nổi bật, bằng không nó sẽ bị quên lãng hoặc chìm khuất trong vô số tác phẩm khác.
Cuốn sách “Nghệ thuật trong kinh doanh” sẽ giới thiệu đến bạn đọc một vài cái khéo léo, tinh tế trong kinh doanh, được đúc kế từ những thành công lẫn thất bại trên thương trường mà các doanh nhân thế giới đã trải qua. Bên cạnh đó, sách còn giới thiệu đến bạn đọc một số tập đoàn hàng đầu thế giới, đôi nét về lịch sử hình thành & phát triển cũng như những kinh nghiệm trong cuộc kiến tạo và xây dựng thương hiệu của họ trên toàn cầu…
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần thứ nhất: Những bài học trong kinh doanh
Bí quyết kinh doanh ở Trung Quốc
Bí quyết bán được hàng với giá cao của Ikea
Phương pháp quản trị đa thương hiệu
Màu sắc trong thiết kế & quảng cáo sản phẩm
Những chiêu thức mới trong tiếp thị & bán hàng
Hiệu quả của việc lập kế hoạch
Để trở thành nhà quản lý quyết đoán
Bài học từ sharp.
…
Phần thứ hai: Những thương hiệu hàng đầu thế giới
1. Harley-davidson (Mỹ)
2. Calvin klein (Mỹ)
3. Red bull (Áo)
4. Lloyd`s (Anh )
5. Hewlett-packard (Mỹ)
6. Rohto (Nhật Bản)
7. Ford (Mỹ)
8. Nintendo (Nhật Bản)
9. Boeing (Mỹ)
10. Ebay (Mỹ)
11. San miguel (Philippines)
12. Gucci (Ý)
13. Xerox (Mỹ)
Phần thứ ba: Lời hay ý đẹp
Mời bạn đón đọc.