Giới thiệu sách Lý Xương Bình – Tôi Nói Thật Với Thủ Tướng
“…Nhà triết học Đức – Hêghn đã từng nói: Chân thực là tự do của tâm linh. Trình độ chân thực của một thời đại nhất trí với trình độ tự do của tâm linh thời đại đó. Lý Xương Bình nói một cách chân thực những điều Lý Xương Bình thấy, càng chứng minh lòng trung thành và tình thương yêu mãnh liệt đối với thời đại chúng ta. Vì trung thành, cho nên Lý Xương Bình mới chọn phương thức sống, phương thức tư duy, phương thức diễn đạt như vậy.
… Ở thời đại này, một vấn đề khi trực diện đối mặt, chứ không phải cố tình trốn tránh lấp chiếm che giấu, thì dù có vấn đề đó có nghiêm trọng đến đâu vẫn không đáng sợ, chỉ cần chúng ta thật sự có dũng khí.
Rất nhiều người ái mộ anh hùng, mến phục vĩ nhân. Mến phục của tôi rất bình thường: Tôi mến phục những con người có nếp nghĩ chân thực và là người phát ngôn, là tiếng nói của thời đại.”
Lý Xương Bình sinh năm 1963, tại một làng nuôi cá nhỏ ở bên Hồ Hồng, xã Chu Hà, huyện Giám Lợi, tỉnh Hồ Bắc.
Đã tốt nghiệp bốn trường:
– Cơ điện tỉnh Hồ Bắc
– Đại học Nông nghiệp Hoa Trung
– Học viện Kinh tế Hoa Trung
– Đại học Kinh tài Trung Nam, Thạc sĩ Kinh tế học
Từ tháng 01 năm 1983 đến tháng 9 năm 2000, từng bốn lần đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đảng uỷ hương, trấn (tương đương cấp xã ở Việt Nam), Phó Trưởng ban Nông nghiệp huyện, đã trải qua quá trình cải cách nông thôn từ công xã nhân dân đến nay.
Tháng 3 năm 2000, viết thư lên Thủ tướng Chu Dung Cơ, phản ánh những vấn đề đột xuất trước mắt ở nông thôn nơi mình công tác. Bức thư này khiến Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc lưu ý về vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, gọi tắt là vấn đề “tam nông”. Thủ tướng Chu Dung Cơ ra chỉ thị lập một tổ điều tra, thân hành đến huyện Giám Lợi không qua Huyện uỷ Giám Lợi. Lý Xương Bình đã phải trải qua một phen hú vía.
Những nội dung chủ yếu Lý Xương Bình đã đề cập trong thư gửi Thủ tướng Chu Dung Cơ:
– Vấn đề nợ ở nông thôn là một quả bom hẹn giờ.
– Cải cách thuế ở nông thôn gặp phải năm vấn đề khúc mắc lớn.
– Viết thư lên trên là bắt đầu thể hiện sự sám hối của mình đối với nhân dân.
– Hãy để cho nông dân có quyền cho đất nghỉ.
– Gánh nặng của nông dân và Ngu Công dời núi.
– Con đường cơ bản để giải phóng nông dân, nâng cao thu nhập của nông dân.
– Những cảm nghĩ khó nói của Lý Xương Bình khi nghiên cứu vấn đề “tam nông”.
– Trực tiếp bầu xã trưởng – một sáng kiến vĩ đại của nông dân.
– Tìm con đường giải quyết vấn đề “tam nông”
– Nên xây trước, chống sau hay chống trước, xây sau.
Đạo lý của chữ “nhất” là một – vì nhân dân phục vụ.
– Tìm động lực mới.
Mời bạn đón đọc.