Giới thiệu sách Từ Sông Nile Đến Sông Jordan
Cộng đồng người Do Thái ở Ai Cập, cộng đồng đã gắn bó với dải đất bên bờ sông Nile hơn hai nghìn năm, hầu như không còn tồn tại nữa. Hy vọng cuốn sách này sẽ mở ra một cánh cửa để các bạn có thể thấy xã hội đã biến mất này, thấy những truyền thống, những giá trị, và văn hoá phong phú đa màu sắc, cũng như vị trí cầu nối đặc biệt quan trọng giữa phương Tây và phương Đông của nó. Là một người Do Thái từng sống trên đất Ai Cập, người tận mắt chứng kiến Cuộc di cư thứ hai, Tác giả đã cố gắng nắm bắt cái cốt lõi, cái cơ bản, và cái quyến rũ của thế giới đã biến mất này, với hy vọng những cái đó sẽ sống mãi.
Inbar và Raoul đại diện cho hai bộ phận người Do Thái: Người Do Thái Sephar đi phương Đông từ các nước Ả Rập – và người Do Thái Ashkenazi đã trải qua nạn tàn sát dưới thời Hitle. Bên nhau họ tượng trưng cho sự thống nhất của người Do Thái ở Israel.
– “Hay, hùng tráng và hấp dẫn! Cuốn tiểu thuyết lịch sử Từ sông Nile đến sông Jordan của Ada Aharoni, với lối viết cuốn hút nhất, đã cho chúng ta thấy một bản anh hùng ca, một phần lịch sử của người Do Thái từ trước đến nay chưa từng được khám phá” – A.B. Yehoshua
– “Tôi đọc một mạch cuốn Từ sông Nile đến sông Jordan, và nó mở ra trước mắt tôi một cánh cửa bí mật mà tôi hoàn toàn chưa được biết tới. Đây là một cuốn sách đến từ phía khác… Tác phẩm này ra đời thật đúng lúc và nó ra đời để được khen ngợi và hoan nghênh” – Aharon Megged.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần mở đầu: Itty Inbar
Chương 1: Dưới bóng kim tự tháp
Chương 2: Raoul
Chương 3: Agami
Chương 4: Nhà hát Opera Cairo
Chương 5: Souk Bab – El – Louk
Chương 6: Trả thù
Chương 7: Người Do Thái ở Ai Cập
Chương 8: Palestine và Yishuv
Chương 9: Vụ thảm sát: “Đêm của những rạp chiếu bóng”
Chương 10: Cô dâu của sòng sông
Chương 11: Cuộc di cư thứ hai
Chương 12: Bà
Chương 13: Thẩm phán Mosseri
Chương 14: Khu định cư: Bên bờ sông Jordan
Chương 15: Trên đỉnh Zion
Phần kết: Chuyện đằng sau những bài thơ.
Mời bạn đón đọc.