Giới thiệu sách Nghệ Thuật Thơ Ca
Nghệ Thuật Thơ:
Aristote là một nhà triết học lỗi lạc của Hi Lạp cổ đại. Engels đã từng gọi ông là “người bác học nhất trong số những nhà triết học đương thời”.
Chúng ta sẽ bàn về nghệ thuật thơ ca nói chung, về các thể loại riêng của nó, cũng như về mỗi thể loại này ước chừng có ý nghĩa như thế nào, và cốt truyện cần phải xây dựng sao cho tác phẩm được hya; ngoài ra cũng sẽ bàn đến việc tác phẩm đó gồm bao nhiêu phần, những phần gì, cùng tất cả những cái khác có liên quan tới đề mục này; theo thứ tự tự nhiên, chúng ta bắt đầu từ cái căn bản nhất.
Sử thi, bi kịch thi cũng như hài kịch và thơ ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền – tất cả những cái đó, nói chung, đều là những nghệ thuật mô phỏng, giữa chúng có ba điểm khác nhua: hoặc thực hiện sự mô phỏng bằng cái gì, hoặc mô phỏng cái gì, hoặc mô phỏng như thế nào, – cho nên không phải lúc noà cũng như nhau cả. Giống như khi tái hiện các sự vật, người ta mô phỏng chúng bằng các màu sắc hay hình dáng, một số người thì dựa vào tài nghệ, số khác dựa vào kĩ năng, số khác nữa thì dựa vào thiên bẩm, thì tất cả những thứ nghệ thuật kể trên cũng như vậy: sự mô phỏng thể hiện trong tiết tấu, trong ngôn từ, trong giai điệu, hoặc chỉ dùng một thứ, hoặc bằng cả mấy thứ. Thí dụ nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền và những loại nghệ thuật âm nhạc khác , như nghệ thuật khèn chẳng hạn, thì chỉ dùng có giai điệu và tiết tấu; những nhà vụ đạo chỉ mô phỏng bằng tiết tấu mà không dùng giai điệu, bởi vì chính bằng những cử động nhịp nhàng và truyền cảm, họ đã tái hiện những tính cách, những tâm trạng và những hành động; còn loại nghệ thuật mà chỉ dùng ngôn từ – hoặc không có cách luật hoặc có cách luật, thêm nữa hoặc xen lẫn cách luật với nhau hoặc chỉ dùng một thứ, thì đến bây giờ loại nghệ thuật ấy vẫn hày còn bởi chính vì chúng ta không thể đặt một tên chung nào cho những bài mimes của Sophron và Xenarquen, hay những bài đối thoại của Socrate, kể cả sự mô phỏng bằng thể thơ ba chân, thể thơ bi ca, hoặc những loại thơ tượng tự; chỉ những ai gắn liền khái niệm “sáng tác” với cách luật thì mới gọi số người này là những nhà thơ bi ca, số người khác là nhà thơ sử thi, và khi tôn họ là những nhà thơ thì không phải căn cứ theo thực chất của việc mô phỏng mà nói chung là căn cứ theo cách luật. Và nếu như có người viết một bài nói về y học hay vật lí học bằng cách luật, thì theo thói quen, người ta sẽ gọi tác giả là nhà thơ;…”.
Mời bạn đón đọc.