Giới thiệu sách Chỉ Tại Con Chích Choè – Tái bản 2003
“Mượn cách nói này của một anh bạn nhà văn, tôi: lạ lắm ông Dương Tường.
Ông là nhà báo? dịch giả? nhà phê bình văn học? nhà phê bình mỹ thuật? nhà phê bình âm nhạc? nhà phê bình sân khấu? nhà thơ?
Đúng cả.
…
Nhưng chưa phải đúng thế.
Dương Tường, đúng nhất, người viưết.
Với người viết, điều được đặc biệt quan tâm, chăm sóc, đó là con chữ, con âm.
Ai đầu tiên gọi chích choè là chích choè, đó là thi sĩ, là người làm chữ, người tạo âm, là kẻ có tài tạo hoá biến hư ảnh thành thực thể. “Loại chim ấy hẳn đã có từ rất lâu trước đó, người ta hẳn đã nhiều lần thử đặt cho nó một cái tên nhưng không đậu và chỉ đến khi ai đó, trong một loé chớp thần hứng, bật thốt hai âm tiết chích choè trúng pắp, không gì thay thế nổi, thì nó mới thực sự tồn tại, thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim.”
Khoái cảm đọc Dương Tường, với tôi, là khoái cảm đọc chữ, nghe âm. Dù viết ngắn hay dài, dù là khai từ cho một triển lãm hay bài nghiên cứu sâu về một tác giả, tác phẩm, ông đều dụng công, lấy chữ, đặt chữ, kỳ cho nói được đích đáng điều cần nói.”
Trên đây là đoạn trích lời tựa của nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho cuốn tạp luận này.