Giới thiệu sách Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người – Sống Cho Mình (Bìa Mềm)
Vào giữa thập niên 1950, giới mộ điệu sân khấu kịch nghệ, cải lương miền Nam bùng nổ cái tên được giới Ký giả đề tặng “Kỳ Nữ” không ai khác chính là Nghệ Sĩ Kim Cương – Cô Đào Bi đa tài của nền “ẩm thực sân khấu” lúc bấy giờ và được đón nhận hết sức nồng nhiệt.
Vậy Kim Cương là ai?
“Tôi là ai? Không phải bây giờ là một Nghệ sĩ Nhân dân được nhiều người yêu mến, ở giai đoạn cuối đời không còn đứng trên sân khấu tôi mới tự hỏi mình như vậy, mà từ ngày còn thơ bé, vừa đủ trí khôn, tôi cũng đã nhiều lần tự hỏi.”
Nghệ sĩ Kim Cương | “Sống cho Người, Sống cho Mình”
“Tôi là một đứa bé có gien nghệ sĩ trong máu và điều này không phải do tôi chọn, nhưng tôi đã từ bên trong cánh cửa này bước ra trước cuộc đời nhọc nhằn và cũng đầy mộng ảo.”
“Tôi đã may mắn sanh ra trong một gia đình có truyền thống sân khấu, từ bà nội tôi là cô Ba Ngoạn, chủ rạp Palikao, đến ba tôi là ông bầu Phước Cương, rồi má tôi, nghệ sĩ Bảy Nam, dì tôi là nghệ sĩ Năm Phỉ, người mà nghệ sĩ Ba Vân đã gọi là một thiên tài của sân khấu cải lương Việt Nam.”
Nghệ sĩ Kim Cương | “Sống cho Người, Sống cho Mình”
Vậy đó, Kỳ nữ Kim Cương – vô hình chung, người nghệ sĩ cùng thời, dân chúng hay giới mộ điệu cô, tất thảy người ta có thể lờ mờ hiểu được rằng với cái tên “Kim Cương”, với cái nghiệp sân khấu gắn liền từ thuở còn nôi, chảy sâu trong từng thớ thịt dòng tộc, trong từng hơi thở, nét mặt biểu cảm hết sức “Dòng giống nghệ thuật”, vốn dĩ Kim Cương sinh ra để tiếp tục cái vượng khí “Kỳ nữ” của ”Gia Đình Nghiệp Hát”, tiếp tục mài giũa để trở thành “Cô Đào Bi Kiệt Xuất” trong thế giới của “Những Viên Kim Cương Sân Khấu”, để trở thành một Kim Cương, đơn thuần như chính cái tên Cô vậy.
Đã qua nhiều thập kỷ, giới mộ điệu sân khấu, có người sinh cùng thời, cũng có những thế hệ trẻ sau này, có người biết nhiều, cũng có người chỉ còn nghe đến những cái tên đã trở thành “Biểu Tượng” như “Lá Sầu Riêng”, đến “Trà Hoa Nữ” hay thậm chí là “Lan và Điệp” thì sẽ nghĩ ngay đến Kim Cương, như một phản xạ vô điều kiện. Và họ, vẫn chưa thôi tìm hiểu về một Nhân Vật như Cô – một Kỳ nữ Kiệt Xuất của sân khấu miền Nam lúc bấy giờ. Đề tài khai thác một cách sâu sắc nhất về cuộc đời của những Nghệ Sĩ Đi Cùng Năm Tháng như Cô vẫn luôn và sẽ là những đề tài không hồi kết.
Với Kim Cương cũng thế, ở đâu đó, người ta vẫn muốn tìm hiểu ở Cô về “Tuổi Thơ Nghiệt Ngã”, Về “Sân Khấu và Cuộc Đời”, “Những Con Người Trong Đời” Cô và hơn hết là những ý niệm đúc kết từ Nghiệp Đến Đời, về “Sống và Yêu” ở cái ngưỡng cửa chín muồi nhất của cuộc đời Người Nghệ Sĩ – Người có Trái Tim nhạy cảm nhất Hành Tinh. Và như một phép mầu, tất thảy những gì công chúng tò mò, đều được sắp xếp tinh gọn trong 4 phần của cuốn Hồi Ký, rất “bùi” như chính cá tính sân khấu và giọng ca chuẩn mực của Cô Đào được mệnh danh “Kỳ Nữ”.
“Sống cho Người, Sống cho Mình” – Hai ý niệm tạ ơn đời, hai vế đối xứng, hài hòa cho 1 kiếp người.
Tưởng chừng là đơn giản, những phải đến khi trải qua quá nửa cuộc đời, có nhọc nhằn nghiệt ngã, có hạnh phúc nở hoa, Người “Kỳ Nữ Kim Cương” mới thật sự muốn viết lại cuốn hồi ký – chút chương sử của cuộc đời mình. Để người nghệ sĩ thay giới mộ điệu, tự nói về mình, bằng mảnh ghép chân thật nhất.
Dành cho Nghiệp, và cho Đời!
Mời bạn đón đọc.