Giới thiệu sách Mụ Ghẻ
Du mất mẹ khi cô chưa đầy một tuổi. Năm cô lên mười, bố Hà cưới dì Hạnh, và Du có được một người mẹ kế. Mặc dù dì Hạnh hết mực yêu thương và chăm sóc Du, nhưng với bí mật về sự ra đi của mẹ Du, cô đã chối đẩy tình cảm đó và cho rằng, bố Hà đã không còn yêu thương và chờ đợi mẹ Du quay trở về. Trong mắt Du, dì Hạnh là một mụ ghẻ.
Năm Du hai mươi sáu tuổi, gạt bỏ nỗi đau từ cậu Tư cũng như mối tình đầu gây ra, Du quyết tâm lập gia đình cùng một doanh nhân thành đạt tên Viễn – nhưng trớ trêu thay – chấp nhận cuộc hôn nhân này, đồng nghĩa với việc, Du trở thành mẹ kế của đứa con gái mười bốn tuổi, tên Giang.
Và bi kịch bắt đầu xảy ra bằng các cuộc chiến tranh giữa Du và Giang khi trong mắt của con bé, Du cũng giống hệt như một mụ ghẻ, một người giúp việc, không hơn.
Bằng sự cam chịu, hết mình, cuối cùng Du cũng đã chiếm được cảm tình từ cô con gái riêng của chồng. Hơn hết, Du còn sẵn sàng trở về quê hương sau gần hai mươi năm chối bỏ trong sự mù quáng của cuộc trốn chạy xuất phát từ lòng ích kỉ, bồng bột, non dại ở tuổi mười một năm ấy.
Mụ Ghẻ không chỉ dừng lại với cốt truyện mẹ ghẻ – con chồng kéo dài hai thế hệ. Mà trên hết, Mụ Ghẻ khắc họa sâu sắc nỗi đau của những con người đi từ tuổi thơ đến trưởng thành, đi từ nỗi đau đến hạnh phúc theo một cách rất riêng. Bình cũ, rượu mới. Hồi kết nào cho “thế giới” của Mụ Ghẻ?
Mời bạn đón đọc.