Đúng như tên gọi – “Thương nhớ Trà Long” man mác một niềm nhớ thương. Vẫn giọng văn thủ thỉ tâm tình, Nguyễn Nhật Ánh kể về làng quê, về thời thơ ấu, nhuộm những trang văn trong cái màu bàng bạc của tiếc nhớ. Ông trộn lẫn giọng văn trong trẻo khi tả món bánh ú, mứt dừa, những trò chơi dân dã qua con mắt của đứa trẻ thơ, với lời tự sự mang nặng tâm tình của người đàn ông trưởng thành, ngồi dưới tán cây phượng vĩ vọng thương về kỉ niệm: “Một người lúc nào cũng ao ước sống mãi tuổi mười lăm mà tiếc thay thời gian đã lăn bánh mất rồi!”
Tác phẩm thuộc thể loại tạp văn, giúp tác giả có thể thoải mái bộc lộ tâm tư về bất cứ điều gì. Nguyễn Nhật Ánh viết đủ thứ, từ Quảng Nam đến Sài Gòn, sang tận nước Mỹ; từ quá khứ đến hiện tại, thậm chí cả những dự cảm về tương lai. Đọc sách, bạn đọc được gặp một “chú Ánh” vừa lãng đãng mơ mộng hệt như những nhân vật của ông, vừa là một nhà báo với góc nhìn vô cùng thực tế và dí dỏm.
“Thương nhớ Trà Long” được chia thành hai phần, nửa đầu kể về những thú vui gắn liền với tuổi thơ nghèo vật chất mà chứa chan tình cảm của người con miền Trung, nửa sau là những tạp bút tản mạn chuyện đổi thay của thời gian, chuyện hiện đại hóa, chuyện những con người nhà văn tình cờ gặp, những nơi chốn nhà văn từng đi qua gợi nhiều suy nghĩ.
Đúng như tên gọi – “Thương nhớ Trà Long” man mác một niềm nhớ thương. Vẫn giọng văn thủ thỉ tâm tình, Nguyễn Nhật Ánh kể về làng quê, về thời thơ ấu, nhuộm những trang văn trong cái màu bàng bạc của tiếc nhớ. Ông trộn lẫn giọng văn trong trẻo khi tả món bánh ú, mứt dừa, những trò chơi dân dã qua con mắt của đứa trẻ thơ, với lời tự sự mang nặng tâm tình của người đàn ông trưởng thành, ngồi dưới tán cây phượng vĩ vọng thương về kỉ niệm: “Một người lúc nào cũng ao ước sống mãi tuổi mười lăm mà tiếc thay thời gian đã lăn bánh mất rồi!”
Tác phẩm thuộc thể loại tạp văn, giúp tác giả có thể thoải mái bộc lộ tâm tư về bất cứ điều gì. Nguyễn Nhật Ánh viết đủ thứ, từ Quảng Nam đến Sài Gòn, sang tận nước Mỹ; từ quá khứ đến hiện tại, thậm chí cả những dự cảm về tương lai. Đọc sách, bạn đọc được gặp một “chú Ánh” vừa lãng đãng mơ mộng hệt như những nhân vật của ông, vừa là một nhà báo với góc nhìn vô cùng thực tế và dí dỏm.
“Thương nhớ Trà Long” được chia thành hai phần, nửa đầu kể về những thú vui gắn liền với tuổi thơ nghèo vật chất mà chứa chan tình cảm của người con miền Trung, nửa sau là những tạp bút tản mạn chuyện đổi thay của thời gian, chuyện hiện đại hóa, chuyện những con người nhà văn tình cờ gặp, những nơi chốn nhà văn từng đi qua gợi nhiều suy nghĩ.
Người lần đầu đọc Nguyễn Nhật Ánh có thể hơi khó đồng cảm với những kí ức tuổi thơ, ký ức thời mới lớn của một người thuộc về thế hệ trước. Bởi thơ ca thời ông là thơ tiền chiến cách đây đã mấy mươi năm, nhạc trẻ thời ông là những bài hát mà bạn từng nghe trong băng cassette của ba mẹ. Nhưng điều đó tạo thành chất liệu để văn của Nguyễn Nhật Ánh luôn mang hơi thở của một thời đại xa xăm nào đó, đơn sơ nhưng đầy mơ mộng. Thêm vào đó, Nguyễn Nhật Ánh vốn là chuyên gia tạo của những chi tiết “gây thương nhớ”, vì thế, mỗi sự vật trong văn ông đều đi kèm hồi ức về tình bạn, tình gia đình, tình người, nên chẳng mấy chốc bạn đọc sẽ thấy mình bị cuốn theo lúc nào không hay!
Với những người lớn lên với tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, “Thương nhớ Trà Long” sẽ giúp họ mỉm cười thích thú, bởi lần nữa bạn được nghe về những sự tích từng khiến bạn say mê trong “Quán Gò đi lên”, “Hạ đỏ”, “Mắt biếc”… Và cũng có thể độc giả sẽ bắt gặp cảm giác tiếc thương mơ hồ về những ngày cắp sách đến trường của chính mình. Ký ức như một bức tranh phủ bụi mà khi có ai đó chạm vào lại tươi màu rực rỡ như thể vừa được vẽ ngày hôm qua.
Đọc tản văn thường không dễ, nên nếu đã chọn “Thương nhớ Trà Long”, bạn có thể pha một tách trà, ngồi trước hiên nhà trong buổi chiều chủ nhật hiu hiu gió, rồi sau đó để tác giả đưa bạn chu du miền thuơng nhớ, về lại tuổi thơ. Tuổi thơ trong sách của Nguyễn Nhật Ánh luôn mong mỏi được “ăn ngon mặc đẹp” mỗi dịp Tết về, luôn thèm ăn quà vặt. Nên biết đâu bạn sẽ tìm thấy cảm giác thèm một món quà vặt mà chỉ trong kí ức tuổi thơ mới ngon lành đến thế.
Bài: Lâm Mộc
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn