Giới thiệu sách Xoa Tay Và Cười – Tập Truyện Ngắn Và Tản Văn
Giữa cái tại đường mà nhìn thấy cái hoang đường; truyện không phải hư cấu mà đi trên con đường mỏng dính giữa có và không; một phong cách xoáy vào cái thời khắc hiện tại, kể hiện tại chứ không kể chuyện, hay là vượt qua sự kể để tìm cách đi trực diện vào khoảng rỗng vô cùng của ý thức; tất cả đó là những tính hất nổi bật trên những truyện ngắn này của Ngô Phan Lưu, trình diện một cái nhìn lạ lùng quen thuộc – quen, là bởi ở đây toàn những người ta có thể (hay đã có lần) gặp, và lạ bởi những người ấy trong trang phục hớ hênh của ý thức khiến ta thấy họ (hay thấy chính mình?) rỗng không như ảo ảnh.
Trong turyện của Ngô Phan Lưu chỉ những người là người (vâng, tôi nhại một mệnh đề nổi tiếng: “những chữ là chữ!)
Hầu như không có gì là sự kiện trong các truyện này, nếu bạn không định coi một vụ thiến chó bằng dây chun “văn minh, nhân đạo” (truyện “Xoa tay và cười”) là cái gì đó sự kiện.
Nhưng, diễn nhiên, không sự kiện sao thành truyện được. Đối với tâm trí thừa sự hài lòng, thoả mãn, hay một sự nhận ra, một cơn bất mãn, một tình trạng hốt hoảng hay thấp thỏm v.v… chính là những sự kiện.
Trong “Tâm” không có “Vật”, không có chỗ dựa cho một thói quen nào của người ta trong cõi thế giới tri giác được, sờ mó được, chẳng hạn cái thói quen quy về bản chất. Các truyện trong tập này của Ngô Phan Lưu nói rằng “tính bản ác” hay “Tính bản thiện” đều không thể coi là bản tính hay căn bản của cái tâm trí người ta.
Tựu trung, tất cả được đưa về đúng chỗ của nó: trong con người cụ thể, trong “cái Tâm” của người như là hiện tượng, là sự-kiện-con-người.
Và có lẽ cũng như các nhân vật của ông, Ngô Phan Lưu xảy ra thật kỳ lạ trên những dòng văn vừa đạm bạc vừa hết sức sinh động, biểu lộ một cá tính mạnh mẽ một cách tinh tế, giữ được cái thô ráp tự nhiên giữa những khuôn khổ một nghệ thuật chặt chẽ của ngôn từ, rất có sức truyền cảm.
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn