Giới thiệu sách Dịch Bệnh – Kẻ Thù Nguy Hiểm Nhất – Phát Hành Dự Kiến 02/10/2020
Cuốn sách này là kết quả của sự tham gia, quan sát, để tâm,các điều tra vụ dịch, nghiên cứu, chương trình của tác giả, và sự phát triển củachính sách trên chiến tuyến chống lại các vấn đề y tế công cộng nổi cộm hiện đại.
Chính như tên của cuốn sách, bệnh truyền nhiễm là kẻ thùnguy hiểm nhất nhân loại từng đối mặt. Không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhânriêng biệt, bệnh truyền nhiễm có thể tác động đến cả cộng đồng, đôi khi còntrên quy mô dân số.
Với 21 chương được trình bày một cách khá tóm tắt, luôn khutrú vào mục tiêu là những kẻ thù nguy hiểm nhất, với cách khai thác các thôngtin liên quan tới kẻ thù nguy hiểm đó bằng những câu hỏi kinh điển: Who (ai),What (cái gì), When (khi nào), Where (ở đâu), and Why (tại sao) và chữ How (nhưthế nào) lúc nào cũng phải có trong các giáo trình giảng dạy dịch tễ học, cáctác giả dẫn dắt chúng ta như cách các thám tử điều tra một vụ án trong suốt hơn400 trang sách bằng việc kể lại những câu chuyện của chính bản thân. Sáu chươngđầu sẽ trình bày những câu chuyện, trường hợp và các chi tiết liên quan để dựngnên bối cảnh cho phần còn lại của cuốn sách. Từ đó, những nguy cơ và thách thứccấp bách nhất sẽ được bàn luận, cũng như các phương pháp thiết thực để giải quyếtchúng.
Các tác giả đã mở rộng để chúng ta dần nhận thấy rằng logicnhân-quả thực sự quan trọng trong suy luận dịch tễ học, không chỉ dừng lại ở việcphát hiện ra căn nguyên các vụ dịch và các con đường phát tán, mà còn cả trongdự đoán về những viễn cảnh hủy diệt do sự tham lam, hay vì sự vô tâm của cả nhữngngười chưa có kiến thức đầy đủ, và đáng quan tâm hơn cả là dã tâm của những thếlực thù địch và những kẻ làm khoa học “tâm thần” sử dụng khoa học vào những mụctiêu ngược lại với sự phát triển cũng đã được cảnh báo như ở chương 10. Theođó, ở một mặt vi sinh vật biến đổi rất nhanh để thích nghi; và ở phía còn lại,loài người mặc dù biến đổi chậm hơn về mặt sinh học nhưng cũng phát triển rấtnhanh về số lượng, tạo thành một quần thể khổng lồ hàng tỷ người thay vì chỉ làhàng triệu như đầu thế kỷ 19. Với những loài động vật sống gần người thì tìnhhình còn nguy hiểm hơn, với số lượng lên đến nhiều tỷ. Thử hình dung cách màngười và động vật ngày nay di chuyển khắp thế giới dễ dàng và nhanh chóng tớinhường nào, không khó để nhận ra nguy cơ lớn đến mức nào nếu như kẻ thù nguy hiểmnhất ấy thích nghi cả trên quần thể người và động vật! Hơn thế nữa, khoa học đãgiúp các vi sinh vật nhỏ nhoi đó biến đổi để nhân lên nhiều hơn, với mục đíchphục vụ lợi ích phát triển của con người. Nhưng với những ý đồ xấu thì sao? Đâylà những câu hỏi rất khó trả lời và thực tế là chưa có những câu trả lời thỏađáng! Khoa học cần phát triển, nhưng cũng không thể để xảy ra những hậu quảkhông thể khắc phục được! Nhưng những băn khoăn vẫn còn đó. Các tác giả sẽ chiasẻ chi tiết với bạn ở chương 10 và Chương 11 về khủng bố sinh học nữa.
Chương 16 diễn tả chi tiết những vấn đề nan giải không kémvà thực tế đây là một trong những mối lo ngại lớn nhất của YTCC. Kháng thuốcđang diễn ra với tốc độ ngày một nhanh hơn trong khi, vì nhiều lý do việc lạm dụngkháng sinh và tăng cường cho sự ra đời của những kháng sinh mới cũng đang tăngtốc để cạnh tranh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Với tình trạng này,những giải pháp mang tính không đặc hiệu đã được gợi ý ở Chương 17. Gọi là nhữnggiải pháp không đặc hiệu, nhưng thật ra đó là những lời giải có rất có hiệu quả,tương tự như trong việc khống chế COVID19 thì vaccine được coi là giải pháp đặchiệu còn những gì cho tới nay chúng ta đang làm là các giải pháp không đặc hiệu(kể cả đó là điều trị – vì căn nguyên chính là virus thì chưa có thuốc điều trịđặc hiệu! Việc điều trị chỉ giúp người bệnh hấp thụ được oxy trong trường hợpkhông thể tự thở được là một ví dụ). Nhưng những biện pháp mà chúng ta đang ápdụng với COVID19 lại rất có hiệu quả mặc dù được gọi là không đặc hiệu!
Những chương tiếp theo giới thiệu về nguy cơ, về các loại dịchbệnh cần ưu tiên ở mức toàn cầu, về vaccine, về các vector nguy hiểm tồn tạidai dẳng trong khi những tiến bộ vẫn chỉ dừng lại ở việc mô tả tương lai của đầura của khoa học cũng đã được các tác giả chia sẻ rõ ràng với độc giả như vắc-xinliên quan tới sốt rét, HIV v.v.. Tất cả đều là những thông tin cập nhật thậmchí cả với các đồng nghiệp đang thực hành YTCC trong nhiều hệ thống y tế quốcgia.
Cuốn sách mong muốn mang lại cho độc giả một mô hình đánh giánguy cơ của những đợt bùng phát dịch bệnh trong Thế kỷ 21. Khi đối phó với bệnhtruyền nhiễm, chúng ta cần xác định và tìm hiểu những căn bệnh này cùng với khảnăng gây rối loạn kinh tế, chính trị, xã hội hoặc sự ổn định của các vùng lãnhthổ, hay thậm chí toàn cầu. Và mặc dù tình hình bệnh tật và tử vong hiển nhiênlà những mối quan tâm chính, chúng không phải vấn đề duy nhất. Không phải lúcnào chúng ta cũng có thể phân biệt rạch ròi giữa những thứ có thể khiến mình tửvong với những thứ gây đau đớn, sợ hãi, hay chỉ đơn giản là làm chúng ta khó chịu.Chính bởi vậy, chúng ta không phải lúc nào cũng đưa ra các quyết định hợp lý vềviệc phân bổ các nguồn lực, định hướng chính sách, và một cách thẳng thắn, địnhhướng cả nỗi sợ nữa.
Kể cả một đất nước giàu có cả về tiền bạc lẫn trí thức vàkhoa học như nước Mỹ vẫn đang còn quá nhiều hoạt động đang bị bỏ ngỏ, quá nhiềuviệc phải làm để đảm bảo rằng những nguy cơ quan trọng nhất đã được kiểm soát.Những giải pháp này chắc chắn phải bao gồm cả những khía cạnh chính sách, vìnhư các tác giả đã chỉ ra một cách đầy kinh nghiệm và rõ ràng rằng nếu không cósự hỗ trợ của chính sách tốt thì mọi cố gắng chuyên môn đều trở nên ít tác dụng,thậm chí thất bại. Nếu không có chính sách, nghiên cứu sẽ không có phương hướng,và chúng ta sẽ chỉ chạy từ cơn khủng hoảng này qua cơn khủng hoảng khác màkhông bao giờ lường trước được gì và cũng chẳng đi đến tận cùng vấn đề. Khoa họcvà chính sách cần phải được kết hợp để tạo ra hiệu quả.
Không giống như phim ảnh hay báo chí dùng những hình ảnhkinh dị để thu hút sự quan tâm của mọi người, tác giả không cố tô hồng hay trầmtrọng hóa những thách thức khi đối với kẻ thù nguy hiểm nhất. Thứ cuốn sách muốnmang lại là sự thực tế. Cách duy nhất để chúng ta có thể đối diện và giải quyếtmối nguy luôn luôn tồn tại của bệnh truyền nhiễm là hiểu các thách thức, đểtránh cho điều không thể tưởng tượng nổi biến thành điều không thể tránh khỏi.
Nếu cố gắng thay đổi hệ quả của việc không hành động, chúngta có thể thay đổi lịch sử theo hướng tích cực, thay vì chỉ hồi tưởng và giảithích ở thì quá khứ. Nhờ những thành tựu trong lĩnh vực y tế công cộng, cùnghàng nghìn con người, hàng triệu người chưa được sinh ra sẽ không phải gánh chịucăn bệnh đậu mùa. Cơ hội thay đổi cuộc sống loài người vẫn còn đó, nếu chúng tanhận ra và cùng chung tay hành động.
Mời bạn đón đọc.