Giới thiệu sách Osho – Thiền
Thiền là một bước phát triển phi thường. Hiếm khi một khảnăng như vậy trở thành hiện thực bởi vì có nhiều rủi ro trong đó. Trước đây từngcó nhiều lần tồn tại khả năng ấy – một biến cố tâm linh nào đó lẽ ra đã có thểphát triển và trở thành giống như Thiền, nhưng nó không bao giờ thành hiện thực.Chỉ duy nhất một lần trong toàn thể lịch sử ý thức loài người có một thứ nhưThiền bước vào đời sống. Nó rất hiếm có.
Thiền được sinh ra ở Ấn Độ, lớn lên ở Trung Hoa và nở hoa ởNhật Bản.
Toàn bộ chuyện này thật hiếm có. Tại sao nó được sinh ra ở ẤnĐộ nhưng không thể lớn lên ở Ấn Độ mà phải tìm một mảnh đất khác? Nó trở thànhmột cái cây vĩ đại ở Trung Hoa nhưng không ra hoa được ở đó; một lần nữa nó phảitìm một miền khí hậu mới, một miền khí hậu khác. Và ở Nhật Bản, nó nở hoa như mộtcây anh đào có hàng ngàn bông. Việc này không phải ngẫu nhiên, không phải tìnhcờ, mà có một lịch sử sâu xa bên trong. Tôi muốn tiết lộ nó cho bạn.
Ấn Độ là một đất nước hướng nội. Nhật Bản thì hướng ngoại. VàTrung Hoa ở ngay giữa hai cực ấy. Ấn Độ và Nhật Bản là những đối lập tuyệt đối.Vậy thì làm thế nào hạt giống được sinh ra ở Ấn Độ lại nở hoa ở Nhật Bản? Họ đốilập, họ không có sự tương đồng, họ trái ngược nhau. Tại sao Trung Hoa lại bướcvào ngay ở giữa, để cho nó đất sống?
Hạt giống là sự hướng nội. Hãy cố gắng hiểu hiện tượng hạtgiống, hiểu hạt giống là gì. Hạt giống là một hiện tượng hướng nội, hướng tâm – năng lượng di chuyển vào trong. Đó là lí do tại sao nó là một hạt giống. Nó đượcbao bọc và đóng kín, tách rời hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài. Trên thực tế,hạt giống là thứ cô đơn nhất, biệt lập nhất trên thế giới. Nó không có gốc rễtrong đất, không có cành lá trên bầu trời; nó không có kết nối nào với mặt đất,không có kết nối nào với bầu trời. Nó không có mối quan hệ. Hạt giống là mộthòn đảo thực sự, biệt lập, hướng vào trong. Nó không liên kết. Nó có vỏ cứngbao quanh, không cửa sổ, không cửa ra vào. Nó không thể đi ra và không gì có thểđi vào.
Hạt giống là thứ tự nhiên đối với Ấn Độ. Tinh thần Ấn Độ cóthể sản sinh ra những hạt giống có tiềm năng to lớn, nhưng không thể cho chúngđất sống. Ấn Độ là ý thức hướng nội. Ấn Độ nói cái bên ngoài không tồn tại, vàngay cả nếu nó có vẻ như tồn tại thì nó được làm từ cùng chất liệu với những giấcmơ. Toàn bộ tinh thần Ấn Độ đã luôn cố gắng khám phá ra cách trốn thoát khỏicái bên ngoài, cách di chuyển vào sào huyệt bên trong của trái tim, cách địnhtâm trong chính mình. Và cách để nhận ra rằng toàn bộ thế giới tồn tại bênngoài ý thức chỉ là một giấc mơ – cùng lắm là một giấc mơ đẹp, còn tệ nhất làcơn ác mộng. Cho dù nó đẹp đẽ hay xấu xí, trong thực tại nó là một giấc mơ, vàngười ta không nên phiền lòng nhiều về nó. Người ta nên thức tỉnh và quên đitoàn thể giấc mơ của thế giới bên ngoài.
Trung Hoa là một đất nước cân bằng, không giống như Ấn Độ,không giống như Nhật Bản. Con đường ở đó là trung dung. Tư tưởng của Khổng Tửlà luôn ở giữa: không hướng nội cũng không hướng ngoại, không nghĩ quá nhiều vềthế giới này lẫn thế giới kia – chỉ giữ nguyên ở giữa. Trung Hoa không cho ra đờimột tôn giáo, mà chỉ cho ra đời một hệ thống đạo đức. Chẳng có tôn giáo nào đượcsinh ra ở đây, ý thức Trung Hoa không thể cho ra đời một tôn giáo. Nó không thểtạo ra hạt giống.
Tất cả những tôn giáo tồn tại ở Trung Hoa đều là nhập khẩu,tất cả chúng đều tới từ bên ngoài. Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo và ThiênChúa giáo, tất cả đều đến từ bên ngoài. Trung Hoa là một mảnh đất tốt nhưngkhông thể khởi nguồn ra tôn giáo nào, bởi vì để khởi nguồn ra một tôn giáo, ngườita phải di chuyển vào thế giới bên trong. Để cho ra đời một tôn giáo, người taphải giống như thân thể phụ nữ, giống như bụng mẹ.
Giờ cần đến Nhật Bản. Nhật Bản là đất nước hướng ngoại.Phong cách sống và ý thức của nó hướng ngoại. Với ý thức Nhật Bản thì gần nhưcái bên trong không tồn tại; chỉ cái bên ngoài là có ý nghĩa. Hãy nhìn vào y phụccủa người Nhật. Chúng chứa đầy màu sắc của hoa và cầu vồng, như thể cái bênngoài vô cùng ý nghĩa.
Hãy nhìn một người Ấn khi anh ta đang ăn, và rồi nhìn ngườiNhật. Hãy nhìn một người Ấn khi anh ta dùng trà, và rồi nhìn người Nhật. Mộtngười Nhật tạo ra lễ hội từ những điều đơn giản nhất. Dùng trà, anh ta biến nóthành một lễ hội. Nó trở thành nghệ thuật. Cái bên ngoài vô cùng quan trọng:Trang phục vô cùng quan trọng, các mối quan hệ vô cùng quan trọng. Bạn không thểtìm đâu trên thế giới có nhiều người thoải mái hơn người Nhật – luôn luôn mỉmcười và trông thật hạnh phúc. Còn người Ấn thì sẽ trông hời hợt, họ nghiêm túc.Người Ấn hướng nội còn người Nhật hướng ngoại: Họ trái ngược nhau. Một người Nhậtluôn luôn dịch chuyển trong xã hội. Toàn thể văn hóa Nhật Bản quan tâm đến việclàm sao tạo ra một xã hội tươi đẹp, làm sao tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp – trong mọi thứ, trong mọi thời khắc – làm sao trao cho chúng ý nghĩa. Nhà của họvô cùng đẹp đẽ. Ngay cả nhà của một người nghèo cũng có vẻ đẹp riêng: Nó có thẩmmĩ, nó có sự độc đáo riêng. Nó có thể không quá giàu có, nhưng nó vẫn giàu cótheo một ý nghĩa nào đó, nhờ vẻ đẹp, sự sắp xếp, sự chú tâm được mang vào mọichi tiết nhỏ bé, li ti. Cửa sổ nên ở chỗ nào, loại rèm nào nên được dùng, ánhtrăng nên được mời vào ô cửa sổ như thế nào, và từ đâu. Những thứ rất nhỏ,nhưng mọi chi tiết đều quan trọng.
Nhật Bản lại rất bận tâm đến cái bên ngoài – như ở một tháicực khác. Nhật Bản là đất nước phù hợp. Toàn bộ cây Thiền đã được cấy vào trongNhật Bản và nó trổ bông hàng ngàn sắc màu. Nó nở hoa.
Mời bạn đón đọc.