- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Như cánh chuồn chuồn là một tác phẩm văn học hiếm hoi viết về con người, vùng đất Châu Đốc – Bảy Núi rất chi tiết, tới nơi tới chốn. Điều dễ hiểu: tác giả Lưu Nhơn Nghĩa (1942 – 2008) là người sinh trưởng ở vùng đất này, và – như ông tự nhận định – “Tôi kém may mắn vì có trí nhớ bất bình thường, có thể nhớ đầy đủ chi tiết mình chứng kiến thời thơ ấu”.
Từng con đường, góc phố, con người ở cả một vùng đất trong mấy thập niên 40, 50, 60 của thế kỷ trước được tái hiện hết sức sinh động với một tình cảm đậm đà của tác giả. Nét văn hoá đặc trưng của Châu Đốc (nơi hợp cư của ba dân tộc Việt – Hoa – Khmer) cũng được diễn đạt đầy đủ dưới ngòi bút của ông. Đặc biệt nhất là những trang viết về chuyện đi học ngày xưa ở Châu Đốc, có lẽ là không ai có thể kỹ lưỡng và tường tận hơn.
Văn chương của người đồng bằng sông Cửu Long viết về chính vùng đất này vẫn còn chưa nhiều trong nền văn học chung. Vì vậy, cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc một tác phẩm mới của một cây bút còn khá lạ lẫm với ngưòi trong nước – thật đáng tiếc khi cuốn sách này ra đời thì ông đã chia tay chúng ta!
Mục lục:
Lời giới thiệu
Lời đầu sách
Chuyến xe cuối năm
Nuôi rẽ
“Xu-u-um”
Như cánh chuồn chuồn
Bao giờ bánh đúc có xương…
Bông điên điển
Ca dao
Làm phước
Những món báu vật “của riêng tôi”
Tầm cấy tầm điền
Tiếng khóc con điên
“Tàu Tây kia liệt mái…”
Con đường cũ
Bốn năm với trường trung học Thủ Khoa Nghĩa.
Mời bạn đón đọc.
Chuyện kể ở Xà Tón
Xà Tón là cách gọi từ tiếng Khơme, còn đọc theo âm Hán Việt là Tri Tôn, tên một huyện miền núi của tỉnh An Giang. Như cánh chuồn chuồn – tập truyện và ký của Lưu Nhơn Nghĩa (*), là những câu chuyện kể của một đứa con xứ Xà Tón ly hương, nhớ lại vùng quê nghèo khó của mình từ thời còn niên thiếu với những tên đất, tên người không lẫn vào bất kỳ địa phương nào khác.
Xà Tón là cách gọi từ tiếng Khơme, còn đọc theo âm Hán Việt là Tri Tôn, tên một huyện miền núi của tỉnh An Giang. Như cánh chuồn chuồn – tập truyện và ký của Lưu Nhơn Nghĩa (*), là những câu chuyện kể của một đứa con xứ Xà Tón ly hương, nhớ lại vùng quê nghèo khó của mình từ thời còn niên thiếu với những tên đất, tên người không lẫn vào bất kỳ địa phương nào khác.
Cộng đồng Việt – Khơme – Hoa của xứ “khỉ đu” Xà Tón nửa thế kỷ trước hiện ra trên những trang viết đẫm nỗi hoài nhớ quê nhà đến độ người đọc như cùng tác giả lui về quá khứ, đến với vùng đất “ở gần biên giới Khơme, trước mặt là ruộng, sau lưng là những dãy núi che chở…”; rồi ghé chợ Xà Tón tìm rau ngành ngạnh, nghe chú Sáu Nhỏ kêu lô tô có vần có điệu; nghe tuồng Phạm Công Cúc Hoa hốt nước mắt phụ nữ Tri Tôn… Những thước phim ký ức ấy được quay chậm lại trong nhịp điệu buồn buồn, xa vắng của xứ Xà Tón.
Nhưng tác giả không có ý định làm văn chương, ông chỉ tập viết văn khi phải sống một mình suốt sáu năm ở Đức với quá nhiều thời gian vô công rỗi nghề: “Tôi không phải là nhà văn như vài người bạn vui đùa quá lời. Tôi viết vì ở thế cùng cực, như viết nhật ký và hồi ký để giải tỏa căn bệnh ẩn uất tâm lý” (Lời phân trần đầu sách).
Những trang viết ấy trở thành tác phẩm đầu tiên – cũng là tác phẩm cuối cùng của tác giả: Lưu Nhơn Nghĩa đã qua đời năm ngoái ở Úc, nơi ông định cư những năm tháng cuối đời. Cánh chuồn chuồn lưu lạc ấy đã bay vào chiêm bao, giống như vùng chợ quê trong tập sách này “cũng đã thành chiêm bao mất rồi!”.
Nguyệt Cầm
(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Như cánh chuồn chuồn
Tập truyện ngắn, bút ký của Lưu Nhơn Nghĩa, NXB Trẻ và tủ sách Tuổi Trẻ ấn hành. Tác giả sinh trưởng ở Châu Đốc – Bảy Núi. Ông là người Việt gốc Hoa, giáo viên Anh văn. Năm 1975, đất nước thống nhất, ông đang tu nghiệp ở nước ngoài rồi kẹt luôn ở đó
Tập truyện ngắn, bút ký của Lưu Nhơn Nghĩa, NXB Trẻ và tủ sách Tuổi Trẻ ấn hành. Tác giả sinh trưởng ở Châu Đốc – Bảy Núi. Ông là người Việt gốc Hoa, giáo viên Anh văn. Năm 1975, đất nước thống nhất, ông đang tu nghiệp ở nước ngoài rồi kẹt luôn ở đó
Ông sống ở Đức rồi chuyển qua Úc tiếp tục dạy học. Ông bị ung thư máu và mất ở Úc năm 2007. Những bài viết của ông được bạn bè sưu tập in thành sách. “Ngỡi nhơn sao mỏng dánh như cánh chuồn chuồn. Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay…”. Nhơn nghĩa trong bài hát ru đó “mỏng dánh”, nhưng trong những bài viết về quê hương của tác giả lại rất dày dặn và chân tình.
T.B
(Nguồn: Báo Người Lao Động)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn