Giới thiệu sách Con Mắt Của Cánh Buồm
Mỗi câu chuyện là một bài thơ văn xuôi giàu cảm xúc. Hình như tác giả viết liền một mạch, triển khai tứ thơ – văn xuôi một cách hồn nhiên nhuần nhuyễn sâu lắng. Và đã gửi vào đây một “triết lý sống” cho những đứa trẻ chập chững bước vào đời – bài học vỡ lòng về nhân sinh. Tình yêu quê hương – dù là một làng chài khốn khó và trải qua bao trận bão gió bão cát và đạn bom đến khủng khiếp thì vẫn yêu hết lòng.
Những câu văn của tác giả đã đạt đến độ chính xác về nhiều phương diện: về ý, về lời, về nhạc. Gần đây hình như tốc độ của đời sống làm cho người ta vội vàng, tất bật, không còn đủ kiên nhẫn để chăm sóc câu văn. Với một giọng thủ thỉ trầm lắng, với một cái nhìn yêu thương thơ mộng, tác giả thầm thì lặng lẽ gửi niềm tin, lòng nhân ái của mình cho bạn đọc nhỏ tuổi rằng cuộc đời có nhiều điều bình dị lắm, nhưng trước hết phải có tấm lòng, một tình thương bao la. Mỗi câu chuyện trong tập sách đẹp này là một khía cạnh lấp lánh của viên ngọc biển ngàn sắc, ngắm từ góc cạnh nào cũng bất ngờ thú vị. Tác giả đã ghi lại những quan sát, những xúc cảm về một làng quê nghèo ở Quảng Bình. Những cuộc đời cần lao, nhẫn nại giàu tình người và hòa quyện với sóng, với biển, với mưa nắng và gió bão… Không thể kể lại những cậu chuyện đó. Chỉ có thể đọc nó một cách chậm rãi, vừa đọc vừa để lòng mình rung lên nhè nhẹ, và tự nhiên thấy mình thương mến cái vùng quê của tác giả.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần I. Tác phẩm
Cỏ mặt trời
Bão cát
Bông hoa lạ
Con mắt của cánh buồm
Mắt lưới
Cây đèn biển
Hoa tứ quý
Mùa ruốc nổi
Những con ốc ngũ sắc
Vùng biển hồng
Bài ca con còng gió
Ốc biển
…
Phần II. Dư luận
Trần Nhật Thu và con mắt của cánh buồm – Mai Quốc Liên
Tản mạn từ Con mắt của cánh buồm – Lữ Quốc Văn
Thế giới trẻ thơ ở làng biển – Ngọc Mai
Con mắt của cánh buồm – Nguyễn Vũ Tiềm
Chuyện làng biển trong mắt trẻ thơ – Trần Hữu Lục
Biển trẻ thơ văn xuôi trữ tình – Huỳnh Như Phương
Con mắt của cánh buồm – Lý Lan
Người đang đi trên cát – Trần Nhã Thụy
Con mắt của cánh buồm dành cho tuổi thơ – Trần Trọng Đăng Đàn
Phần III. Tự bạch
Tác giả.
Mời bạn đón đọc.