Giới thiệu sách Từ Điển Triết Học Ấn Độ Giản Yếu
Tiếp theo các công trình nghiên cứu về triết học và tôn giáo Ấn Độ như Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, NXB. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991; Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, 2008; Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, 2004, 2010; Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Veda-Upanishad – những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006,2011,2016, để giúp cho bạn đọc có thêm tài liệu tìm hiểu về triết học, tôn giáo Ấn Độ qua các thuật ngữ chuyên môn cơ bản và chuyên sâu hơn, chúng tôi tiếp tục biên soạn cuốn Từ điển triết học Ấn Độ giản yếu.
Để biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã biên dịch, tham khảo, kế thừa nhiều công trình trong và ngoài nước viết về triết học tôn giáo Ấn Độ. Các tài liệu trong và ngoài nước gồm có: Nhập môn triết học Ấn Độ của Lê Xuân Khoa, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo dục quốc gia, Sài Gòn, 1972; Lịch sử triết học Ấn Độ của Thích Mãn Giác, Ban tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1967; Từ điển triết học, Nxb. Tiến bộ, Mastxcova, 1986 Bản tiếng Việt); Từ điển triết học giản yếu, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987; Từ điển Phật học của Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu, Nxb. Thời Đại, Hà Nội, 2010; bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam (do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam xuất bản từ năm 1992 đến năm 1997…
Mời bạn đón đọc.