Lưu Thị Lương
Lưu Thị Lương
- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Xóm đồ chơi tối nay có khách: một cô cá nhỏ, tròn trịa như quả trứng gà, một bé hươu cao cổ mới lọt lòng mẹ, loạng choạng nhổm dậy tập đi một con rùa bằng kem sữa tươi… mặc áo đầm
Vui quá! Tối nay các bạn đom đóm sẽ lại sáng lên ánh đèn xanh xanh diệu kỳ mờ ảo, trải đều lên khắp các bụi cây..
Xóm đồ chơi không chỉ là thế giới của trẻ thơ. Người lớn, khi đặt chân vào đó cũng “sung sướng thấy mình không bao giờ bị già cằn già cỗi vì luôn được sống giữa vô cùng thơ ngây tuổi thơ”.
“Long Vương có lệnh mở hội thi “Ai bơi đẹp nhất”.
Tất cả loài vật sống dưới nước đều được tham gia. Cá, tôm, cua, sò, mực, sứa, hải quỳ, sao biển, cầu gai….
Nhiều kiểu bơi độc đáo được sáng tạo ra. Cá mực phóng giật lùi. Cua bò ngang. Tôm cong lưng búng tanh tách.
Có một cô cá nhỏ vừa siêng năng, vừa sành điệu ăn mặc.
Mải suy nghĩ tìm kiểu dáng, cô đâm sầm vào một đám rong phổ tai vừa rộng bản, vừa dài lê thê lướt thướt.
Thế là một ý tưởng nẩy ra.
Cô nhặt những tấm lưới mỏng, mềm, trong veo, óng ánh của nhện nước.
Cô mượn càng cua có răng cưa, để vết cắt có tua rua, so le.
Cô nhờ ốc “nhả thật nhiều nhớt, vừa dẻo vừa dính lâu”.
Và cô đã gắn vào đuôi ba miếng lưới thật to.
Cô đã đoạt giải đặc biệt. Kiểu bơi bình thường, nhưng ba cái đuôi uốn éo uyển chuyển như váy áo của vũ công múa hát trên sân khấu, làm ngẩn ngơ bao nhiêu chàng tôm tướng cá. Mặc dù người cô tròn trịa như quả trứng gà (như thế mới đủ sức căng đỡ bộ vây vi tha thướt)…” (trích “Sự tích cá ba đuôi”)
Mục lục:
Chuyện dưới gốc bắp cải
Cọng rơm nổi mụn
Cái chén biết nói
Đom đóm bật đèn
Hạt mưa đi chơi
Khu rừng bằng sành
Kìa trông con nhện chăng tơ
Nhà bếp của vua
Sự tích cầu vồng
Tại sao mèo không coi nhà
Sự tích tiếng kêu của loài vật
Xóm đồ chơi
Sự tích cá ba đuôi
Cánh rừng ở trên trời
Cào cào áo đỏ áo xanh
Chị em bầu bí
……
Mời bạn đón đọc.
Người kể chuyện của Xóm đồ chơi
Lưu Thị Lương là người kể chuyện duyên dáng của Xóm đồ chơi. Những câu chuyện Lưu Thị Lương kể đều ngắn gọn, súc tích, theo tiêu chuẩn của truyện đồng thoại và hàm chứa một bài học luân lý.
Chẳng hạn: một con cá ỷ mình to khỏe, một mình một chậu tung hoành, không chia sẻ không gian sống với ai. đến khi già mù mắt, một mình xoay xở không xong, khốn nạn khổ sở cho đến khi có một con cá nhỏ khác xuất hiện nhắc nhở:
– Bác ơi, bác sắp va vào bộ lọc nước đấy.
– Con cá lớn ậm ừ trong cổ họng, huơ vây lùi lại.
Ậm ừ như thế, ý là cảm ơn ấy mà. Bởi vì nó ngượng mồm. Thôi để lần sau vậy. Con cá nhỏ còn giúp nó nhiều.
Cái được đáng đồng tiền nhất khi nghe Lưu Thị Lương kể chuyện là tiếng cười hồn nhiên, phát ra thuần túy vì chi tiết thú vị, chẳng hạn câu chuyện kể từ đầu là cuộc phiêu lưu của con ruồi. Nó lạc vô cái bánh kem sinh nhật của vua. Ruồi nghĩ bụng: "Khi họ đốt nến mình sẽ phỏng nặng đấy. Mau chạy thôi". Con ruồi bèn cắm đầu cắm cổ bay thoát ra ngoài. Và câu chuyện kết thúc: hôm ấy tất cả những ai dự tiệc được vua ban bánh kem đều bị đau bụng suốt đêm.
Người kể chuyện cho trẻ con giống nghệ sĩ hài ở chỗ họ có một cái duyên đặc biệt, khiến một câu chuyện người khác vừa kể vừa cù mà không ai cười được, nhưng họ vừa tằng hắng là người ta bò ra cười. Những chuyện trong Xóm đồ chơi nói chung là đơn giản, và nếu tôi kể thì chắc là nhạt nhẽo, kiểu này: con chó sủa to, hung hãn nên giữ nhà giỏi; còn con mèo õng ẹo chỉ được việc bắt chuột nhí. Nhưng nghe đứa cháu cứ vừa đọc vừa cười khanh khách, tôi hỏi nó bảo dì nghe nè, rồi đọc lại mà không nhịn được cười: Tiếng kêu của mèo cứ meo meo méo méo êm tai nên chủ nhà đang ngủ say tít không nghe được. Tệ nhất là khi người lạ vuốt ve sống lưng của mèo thì nó lại lim dim mắt, kêu rừ rừ khoái chí, chẳng còn chống cự gì cả. Thế là đêm hôm đó đồ đạc lớn bé trong nhà mất sạch.
Lưu Thị Lương là bạn tôi, nhưng không vì vậy mà tôi lờ đi những khuyết điểm lớn của cuốn sách nhỏ này. Thứ nhất là thông tin phản khoa học, kiểu giải thích nhật thực, nguyệt thực là lỗi của các bà tiên rách việc. Thứ hai là mặc cảm tự ti phái nữ khiến tác giả cho gà mái, dế mái và các thứ giống cái khác trong thiên nhiên đều bị thiệt thòi, thua kém phe trống/đực…
Tuy nhiên sự phản biện của tôi lại bị đứa cháu tôi phản biện lại: truyện đồng thoại đâu phải sách khoa học thường thức! Truyện cho trẻ con mà cũng méo mó nữ quyền! Cháu tôi chỉ phàn nàn một điểm: thiếu lôgic. Chẳng hạn cái gối bị con chó tha liệng vô rổ đồ chơi, bị ngộ nhận là một con rùa, bị kêu ca phàn nàn ghét bỏ, cho đến khi cái gối được bà chủ nhà nhấc lên nó mới tiết lộ thân phận khiến đám đồ chơi áy náy. Hóa ra cái gối biết nói! Vậy sao ngay từ đầu nó không nói năng gì để gây ra biết bao ngộ nhận!
Tôi nói cái gối đúng là trẻ con nhưng cháu tôi nói: đừng có tưởng độc giả trẻ con ngốc nhé!
L ý Lan
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn