Giới thiệu sách Bộ Đề Minh Họa Luyện Thi THPT Quốc Gia Năm 2019 Môn Hóa Học
Căn cứ chủ trương của Bộ GD&ĐT về phương án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2019, dựa trên thực tế nhu cầu ôn luyện thi của học sinh, Công ty Cổ phần Sách và Công nghệ Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn và phát hành bộ sách Bộ đề minh họa luyện thi THPT Quốc gia năm 2019 theo các môn thi.
Nội dung bộ sách được xây dựng bám sát theo yêu cầu của Phương án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 của Bộ GD&ĐT.
Bộ sách hướng tới 2 mục tiêu: đảm bảo yêu cầu cơ bản cho học sinh ôn luyện thi để xét tốt nghiệp THPT và cung cấp các kiến thức phân hóa cao để học sinh ôn luyện thi xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng năm 2019.
Nội dung mỗi cuốn sách đã bao quát chương chình toàn cấp THPT theo các mức độ đánh giá năng lực học sinh. Cấu trúc gồm 2 phần chính:
Phần 1: Hệ thống hóa các đề thi tham khảo
Phần 2: Đáp án và hướng dẫn giải theo từng đề thi tham khảo.
Hi vọng rằng với việc luyện tập thành thạo các đề thi tham khảo trong bộ sách này, các em học sinh sẽ tự trang bị và bồi dưỡng kiến thức , củng cố kỹ năng để có tâm lý vững vàng, tự tin trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019
Đề thi tham khảo :
Câu 1: Cho các kim loại: Ag, Al, Cu, Ca, Fe, Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch HCl là
A.3 B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 2: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, Li, Cs, Rb. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A.Cs. B. Li. C. Rb. D. Na.
Câu 3: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau?
A.NH3. B. SO2. C. CO2. D. H2S.
Câu 4: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH – COOCH3. Tên gọi của X là
A.propyl fomat. B. etyl axetat. C. metyl acrylat. D.metyl axetat.
Câu 5: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là
A.CaCO3. B. BaCl2. C. AlCl3. D. Ca(HCO3)2.
Câu 6: Chất nào sau đây chứa 2 nguyên tử N trong phân tử ?
A.Glu-Gly-Gly. B. Metylamoni clorua. C. Tơ nitron. D. Lysin.
Câu 7: Nước cứng có chứa nhiều các ion nào sau đây?
A.Zn2+, Al3+. B. Cu2+, Fe2+. C. Ca2+, Mg2+. D. K+, Na+.
Câu 8: Hai chất nào sau đây đều là lưỡng tính?
A.Ca(OH)2 và Cr(OH)3. B. Cr(OH)3 và Al(OH)3.
C. Ba(OH)2 và Fe(OH)3. D. NaOH và Al(OH)3.
Câu 9: Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X. X không màu, không mùi, rấtđộc; X có tính khử mạnh và được sử dụng trong quá trình luyện gang. X là khí nào sau đây?
A.NH3. B. H2. C. CO. D. CO2.
Câu 10:Hai kim loại thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy là
A.Zn, Na. B. Zn, Cu. C. Mg, Na. D. Cu, Mg.
Câu 11: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là
A.etyl axetat. B. tinh bột. C. saccarozơ. D. glucozơ.
Câu 12: Chất có thể làm mềm nước cứng toàn phần là
A.CaCO3. B. Na2CO3. C. NaCl. D. CaSO4.
Câu 13:Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A.1,4. B. 2,8. C. 11,2. D. 5,6.
Câu 14: Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột Al cần dùng là
A.2,70 gam. B. 5,40 gam. C. 8,10 gam. D. 1,35 gam.
Câu 15: Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là
Fe2O3. B. Al2O3. C. MgO. D. FeO.
Câu 16: Lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80% thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
8,96. B. 4,48. C. 5,60. D. 11,20.
Câu 17: Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl a(M). Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của a là
A.1,3. B. 1,5. C. 1,25. D. 1,36.
Câu 18:Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế dung dịch X:
Dung dịch X đặc nguội có thể tham gia phản ứng oxi hóa – khử được với mấy chất trong số các chất sau: CaCO3, Fe(OH)2, Fe2O3, Cu, FeS2, Fe, Al, Ag, Fe3O4?
A.6. B. 4. C. 5. D. 7.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng ở điều kiện thường?
A.Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH.
B. Dẫn khí Cl2 vào dung dịch H2S.
C. Cho CuS vào dung dịch HCl.
D. Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3.
Câu 20: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam là
A.2. B. 4. C. 1. D. 3.
Mời bạn đón đọc.