Giới thiệu sách Nhà Giáo Nhân Dân Huỳnh Lý – Cuộc Đời Và Tác Phẩm
Nhà Giáo Nhân Dân Huỳnh Lý – Cuộc Đời Và Tác Phẩm:
Nhà giáo nhân dân Huỳnh Lý sinh ngày 5-6-1914 tại làng Kim Bồng, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ học ở Hội An, rồi học trung học ở Quy Nhơn và Trường Trung học Bảo Hộ ở Hà Nội. Năm 1936 ông thi đỗ Tú tài bản xứ và Tú tài Pháp. Thời học sinh, Huỳnh Lý rất được bạn bè vị nể và các thầy mến vì tính ham học, thông minh và đặc biệt có trí nhớ rất tốt. Mảnh đất Quảng Nam nổi tiếng là sản sinh nhiều danh sĩ, trong số đó có những nhà chí sĩ hàng đầu của phong trào yêu nước hồi đầu thế kỉ XX, như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Tiếp thu được nhiều nét tinh hoa của quê hương, nhất là truyền thống văn chương, tinh thần hiếu học và lòng yêu nước, Huỳnh Lý đã lựa chọn cho mình con đường vào đời là hoạt động giáo dục và văn chương. Năm 1940, ông bắt đầu dạy ở Trường Trung học tư thục Viên Minh, Hội An, đồng thời viết báo, viết kịch.
Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải phóng cho người trí thức ấy à đưa ông vào các hoạt động sôi nổi trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện để phát huy cao độ tài năng và nhiệt tình của một trí thức yêu nước trong sự nghiệp của dân tộc và cách mạng. Được tín nhiệm cử giữ cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng thị xã Hội An, Ủy viên Hội đồng giáo dục tỉnh Quảng Nam từ 1945 đến 1950, nhưng ông vẫn không xa rời công việc dạy học tại trường Trung học kháng chiến Phân Châu Trinh. Đi vào cuộc kháng chiến, cũng như bao nhiêu người trí thức khác, Huỳnh Lý đã nếm trải và vượt lên mọi sự thiếu thốn, gian khổ, khó khăn với một niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp của cách mạng và dân tộc, vào sức mạnh bền vững của nhân dân. Năm 1949 ông vinh dự được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Nền giáo dục mới của Nhà nước cách mạng đang hình thành trong những vùng căn cứ kháng chiến rất cần đến công sức và trí tuệ cảu những thầy giáo giỏi, những nhà giáo dục có kinh nghiệm và tâm huyết để xây dựng một hệ thống chương trình sách giáo khoa mới. Giữa năm 1950, Giáo sư Huỳn Lý được cử làm Trưởng Ban Tu Thư – của khua Giáo dục Liên khu V, đồng thời là Trưởng Tiểu ban Giáo dục trong Đảng Đoàn chính quyền liên khu V. Trong những năm từ 1950 đến 1954, trên những cương vị công tác này, ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho ngành giáo dục liên khu V. Vừa chỉ đạo hoạt động của Ban Tu Thư, ông vừa trực tiếp biên soạn cuốn SGK cho cấp tiểu học,…
“Thường thường, đối với những người thân quen, ta hay đánh giá sự nghiệp của họ không cao như nó vốn có, vì ta thấy họ gần gũi quá, thân thuộc quá, họ không cao xa như những thần tượng mà ta bái vọng. Đến khi họ mất đi ta mới thấy họ lớn hơn ta tưởng rất nhiều. Đó là trường hợp tôi đối với nhà văn, giáo sư Huỳnh Lý.
Ông là một người có tài năng đa dạng, sự nghiệp của ông sẽ còn được các nhà phê bình văn học đánh giá, tôi chỉ xin ghi lại mấy lời khuyên của ông đối với tôi – đứa cháu nhỏ, bạn thân của Huỳnh Phan Tùng con ông.
Bốn mươi năm đã trôi qua. Hồi ấy, tôi còn là một chú nhóc hay theo Tùng đến số nhà 50 Thi Sách, Hà Nội chơi. Đó là một khu tập thể. Muốn đến căn hộ của ông phải đi qua một hành lang tối mù mờ, qua một cái sân lúc nào cũng đầy nước – nước giặt nước rửa, nước vo gạo của các hộ chen chúc nhau – rồi lên gác hai, một thang gác cũng tối mò mò. Ông, cô Cam và bé Ly con gái ông ở đó. Cô Cam rất xởi lởi, còn ông người gầy gầy, lúc nào cũng giương kính đọc hay viết, ít nói. Ông chỉ chào hỏi tôi bằng việc ngừng đọc hay hay viết, cười cười. Có một lần tôi và Tùng tranh luận nhau văn học phục vụ chính trị như thếo nào. Lâu quá, tôi cũng quên ý kiến của từng đứa. Ông lắng nghe, dừng bút, nói hiền hậu:
– Không đơn giản vậy đâu các con. Việc to, phải học nhiều rồi mới cãi, các con ạ. Nhiều người lớn cũng sai vì ít học mà cãi nhiều đó.
Và ông cười cười.
Ngày tôi lên đường vào chiến trường khu V, ông và cô Cam bảo đến ăn cơm. Bữa cơm thường: rau muống luộc dầm sấu, ít thit kho. Hôm đó có ít thịt quay để đãi cháu. Ông nói:
– Cháu đi chiến trường gian khổ, ác liệt, chú gửi cho anh Lê (Huỳnh Phan Lê) một cây bút và tặng cháu một cây bút. Cháu mới viết được ít, cố gắng viết cho nhiều nhiều, cho hay. Mình được Đảng giao cho cây bút, phải nắm cây bút cho vững cháu ạ.
Cây bút ông tặng đến bây giờ tôi còn giữ dù lâu ngày hư không dùng được. Còn cây bút anh Lê, tôi tặng lại cho Bùi Minh Quốc, vì khi vào chiến trường tôi nghe tin anh Lê đã hi sinh ở Quảng Nam.
Vào hè năm 1979, tôi ra Hà Nội họp, có ghé lại nhà thăm ông. Lúc này, ông đã già, yếu. Giữa màu hè, ông mặc quần đùi, cởi trần, đeo kính lão ngồi viết. Thỉnh thoảng ông dùng chiếc khăn ướt vắt sau ghế lau người, lau tay rồi viết tiếp. Ông nói ông làm việc để chạy đua với thần chết. Gặp tôi, ông gật đầu cười:
– Cháu mới ra?
– Dạ.
– Khoẻ không?
– Dạ khoẻ.
– Chú có đọc của cháu. Thơ cháu khá hơn xưa. Cháu có định viết cái gì lớn không?
– Dạ chưa định ạ.
– Cách mạng miền Nam to lớn lắm. Nên đầu tư suy nghĩ viết một cái gì cho có tằm vóc. Đừng chạy theo đầu sách cứ viết loàng xoàng mãi. Văn học chỉ cần một quyển hay chử khôgn cần nhiều quyền xoàng…”.
Mục Lục:
Lời nhà xuất bản
Thay lời giới thiệu: nhà giáo nhân dân Huỳnh Lý – một đời dành trọn cho sự nghiệp giáo dục và văn chương
Phần 1: Con người và sự nghiệp
Phần 2: Biên khảo và ngiên cứu
Phần 3: Dạy và học ngữ văn
Phần 4: Dịch thuật và sáng tác.
Mời bạn đón đọc.