Giới thiệu sách Tiếng Vọng Hồn Ma – Người Khăn Trắng (Chuyện Không Kể Lúc Nửa Đêm)
Tiếng Vọng Hồn Ma – Người Khăn Trắng (Chuyện Không Kể Lúc Nửa Đêm):
Ngày nay, khoa học ngày càng tiến bộ, những hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên ngày càng được mở rộng và sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, sự thú vị và tò mò về một thế giới huyền bí vẫn không hề suy giảm trong cuộc sống của nhân loại. Chúng ta có thể bắt gặp “hình ma, bóng quế” trong nền văn học của hầu hết các dân tộc trên thế giới từ cổ chí kim. Ở Châu Âu là Dracula, là những con ma lang thang trong các toà lâu đài cổ thuộc vương quốc Anh. Ở Trung Quốc là những con ma tuyệt đẹp trong Liêu Trai Chí Dị. Ở Mỹ là những con ma què quặt khủng khiếp trong các phim kinh dị. Còn ở Việt Nam chúng ta, ma quỷ đã xuất hiện rất lâu trong văn học, thậm chí đã có một số tác giả đã nổi tiếng trong lĩnh vực này như Nguyễn Dữ, Thế Lữ, Tychya, Đái Tuấn…
Truyện ma trong văn học Việt Nam còn mang tính đấu tranh rất cao vì nó thể hiện ước muốn được “tháo gông, phá xiềng” của tầng lớp bị áp bức. Tư tưởng “quả báo nhãn tiền” cũng được nêu rõ trong truyện ma Việt Nam. Nhân vật chính trong đa số các câu chuyện là người nông dân hiền lành, chất phát luôn bị đè nén áp bức. Còn kẻ áp bức, lợi dụng chức quyền, tiền tài để chiếm đoạt tài sản và bản thân người khốn khó hơn mình cuối cùng đều mang kết quả không tốt.
“… Xưa nay lão có bao giờ tin rằng trên thế gian này có ma, nhân vật của thế giới vô hình luôn làm cho người ta khiếp sợ. Trong đời lão, từ lúc còn trai trẻ đến lúc về già, lão từng sờ mó vào biết bao xác chết trong việc tẩm liệm, chôn cất họ, nhưng chưa thấy lần nào lão nhìn thấy hoặc thậm chí mơ thấy họ… Ngay đến chuyện cô gái bị chết đuối chôn cất đã mười năm mới cải mả mà tử thi không tan rã cũng chưa làm lão phải hãi hùng.
Điều làm lão kinh hãi nhất là bị con ma liếm mặt… ôi… chiếc lưỡi của nó mềm mềm ươn ướt, cứ lướt qua lướt lại trên khắp khuôn mặt lão, dù lúc ấy đang ở trong trạng thái say đờ người, lão vẫn cảm nhận được cái mùi hôi thối từ miệng nó toả ra…”.
Mời bạn đón đọc.
Ngày nay, khoa học ngày càng tiến bộ, những hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên ngày càng được mở rộng và sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, sự thú vị và tò mò về một thế giới huyền bí vẫn không hề suy giảm trong cuộc sống của nhân loại. Chúng ta có thể bắt gặp “hình ma, bóng quế” trong nền văn học của hầu hết các dân tộc trên thế giới từ cổ chí kim. Ở Châu Âu là Dracula, là những con ma lang thang trong các toà lâu đài cổ thuộc vương quốc Anh. Ở Trung Quốc là những con ma tuyệt đẹp trong Liêu Trai Chí Dị. Ở Mỹ là những con ma què quặt khủng khiếp trong các phim kinh dị. Còn ở Việt Nam chúng ta, ma quỷ đã xuất hiện rất lâu trong văn học, thậm chí đã có một số tác giả đã nổi tiếng trong lĩnh vực này như Nguyễn Dữ, Thế Lữ, Tychya, Đái Tuấn…
Truyện ma trong văn học Việt Nam còn mang tính đấu tranh rất cao vì nó thể hiện ước muốn được “tháo gông, phá xiềng” của tầng lớp bị áp bức. Tư tưởng “quả báo nhãn tiền” cũng được nêu rõ trong truyện ma Việt Nam. Nhân vật chính trong đa số các câu chuyện là người nông dân hiền lành, chất phát luôn bị đè nén áp bức. Còn kẻ áp bức, lợi dụng chức quyền, tiền tài để chiếm đoạt tài sản và bản thân người khốn khó hơn mình cuối cùng đều mang kết quả không tốt.
“… Xưa nay lão có bao giờ tin rằng trên thế gian này có ma, nhân vật của thế giới vô hình luôn làm cho người ta khiếp sợ. Trong đời lão, từ lúc còn trai trẻ đến lúc về già, lão từng sờ mó vào biết bao xác chết trong việc tẩm liệm, chôn cất họ, nhưng chưa thấy lần nào lão nhìn thấy hoặc thậm chí mơ thấy họ… Ngay đến chuyện cô gái bị chết đuối chôn cất đã mười năm mới cải mả mà tử thi không tan rã cũng chưa làm lão phải hãi hùng.
Điều làm lão kinh hãi nhất là bị con ma liếm mặt… ôi… chiếc lưỡi của nó mềm mềm ươn ướt, cứ lướt qua lướt lại trên khắp khuôn mặt lão, dù lúc ấy đang ở trong trạng thái say đờ người, lão vẫn cảm nhận được cái mùi hôi thối từ miệng nó toả ra…”.
Mời bạn đón đọc.