Giới thiệu sách Ma Rừng – Người Khăn Trắng (Chuyện Không Kể Lúc Nửa Đêm)
Ma Rừng – Người Khăn Trắng (Chuyện Không Kể Lúc Nửa Đêm):
Ngày nay, khoa học ngày càng tiến bộ, những hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên ngày càng được mở rộng và sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, sự thú vị và tò mò về một thế giới huyền bí vẫn không hề suy giảm trong cuộc sống của nhân loại. Chúng ta có thể bắt gặp “hình ma, bóng quế” trong nền văn học của hầu hết các dân tộc trên thế giới từ cổ chí kim. Ở Châu Âu là Dracula, là những con ma lang thang trong các toà lâu đài cổ thuộc vương quốc Anh. Ở Trung Quốc là những con ma tuyệt đẹp trong Liêu Trai Chí Dị. Ở Mỹ là những con ma què quặt khủng khiếp trong các phim kinh dị. Còn ở Việt Nam chúng ta, ma quỷ đã xuất hiện rất lâu trong văn học, thậm chí đã có một số tác giả đã nổi tiếng trong lĩnh vực này như Nguyễn Dữ, Thế Lữ, Tychya, Đái Tuấn…
Truyện ma trong văn học Việt Nam còn mang tính đấu tranh rất cao vì nó thể hiện ước muốn được “tháo gông, phá xiềng” của tầng lớp bị áp bức. Tư tưởng “quả báo nhãn tiền” cũng được nêu rõ trong truyện ma Việt Nam. Nhân vật chính trong đa số các câu chuyện là người nông dân hiền lành, chất phát luôn bị đè nén áp bức. Còn kẻ áp bức, lợi dụng chức quyền, tiền tài để chiếm đoạt tài sản và bản thân người khốn khó hơn mình cuối cùng đều mang kết quả không tốt.
“… Nó chỉ biết trưa hôm đó nó đã cố gắng hết sức mình để cõng con Lan ra tới bìa rừng rồi hú gọi bọn trẻ đang nhặt củi phụ đưa về, song chẳng biết cơn gió độc đến cỡ nào mà chỉ nửa đường chị nó đã tắt thở sau một tiếng hét to đầy đau đớn. Thế là nó đã vĩnh viễn mất đi một người chị gái đảm đang một cách đột xuất không ngờ tới.
Cái chết của chị nó đã làm cho nó phải chùng lòng. Thằng Tèo đâu phải kẻ bạo gan mà dám mò vô khu rừng bạch đàn đó kiếm củi một mình. Nhất là nó nghe thằng Mực truyền miệng lại nói mọi người kháo nhau rằng con Lan chị nó chết vì dám phóng uế vào chỗ thiêng. Tuy không tin, song bản tính sợ ma khiến thằng Tèo luôn nghĩ ra những điều rùng rợn nhất. Nó cảm thấy sợ luôn cả chị nó, bởi con Lan bây giờ đã là hồn ma bóng quế…”.
Mời bạn đón đọc.
Ngày nay, khoa học ngày càng tiến bộ, những hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên ngày càng được mở rộng và sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, sự thú vị và tò mò về một thế giới huyền bí vẫn không hề suy giảm trong cuộc sống của nhân loại. Chúng ta có thể bắt gặp “hình ma, bóng quế” trong nền văn học của hầu hết các dân tộc trên thế giới từ cổ chí kim. Ở Châu Âu là Dracula, là những con ma lang thang trong các toà lâu đài cổ thuộc vương quốc Anh. Ở Trung Quốc là những con ma tuyệt đẹp trong Liêu Trai Chí Dị. Ở Mỹ là những con ma què quặt khủng khiếp trong các phim kinh dị. Còn ở Việt Nam chúng ta, ma quỷ đã xuất hiện rất lâu trong văn học, thậm chí đã có một số tác giả đã nổi tiếng trong lĩnh vực này như Nguyễn Dữ, Thế Lữ, Tychya, Đái Tuấn…
Truyện ma trong văn học Việt Nam còn mang tính đấu tranh rất cao vì nó thể hiện ước muốn được “tháo gông, phá xiềng” của tầng lớp bị áp bức. Tư tưởng “quả báo nhãn tiền” cũng được nêu rõ trong truyện ma Việt Nam. Nhân vật chính trong đa số các câu chuyện là người nông dân hiền lành, chất phát luôn bị đè nén áp bức. Còn kẻ áp bức, lợi dụng chức quyền, tiền tài để chiếm đoạt tài sản và bản thân người khốn khó hơn mình cuối cùng đều mang kết quả không tốt.
“… Nó chỉ biết trưa hôm đó nó đã cố gắng hết sức mình để cõng con Lan ra tới bìa rừng rồi hú gọi bọn trẻ đang nhặt củi phụ đưa về, song chẳng biết cơn gió độc đến cỡ nào mà chỉ nửa đường chị nó đã tắt thở sau một tiếng hét to đầy đau đớn. Thế là nó đã vĩnh viễn mất đi một người chị gái đảm đang một cách đột xuất không ngờ tới.
Cái chết của chị nó đã làm cho nó phải chùng lòng. Thằng Tèo đâu phải kẻ bạo gan mà dám mò vô khu rừng bạch đàn đó kiếm củi một mình. Nhất là nó nghe thằng Mực truyền miệng lại nói mọi người kháo nhau rằng con Lan chị nó chết vì dám phóng uế vào chỗ thiêng. Tuy không tin, song bản tính sợ ma khiến thằng Tèo luôn nghĩ ra những điều rùng rợn nhất. Nó cảm thấy sợ luôn cả chị nó, bởi con Lan bây giờ đã là hồn ma bóng quế…”.
Mời bạn đón đọc.