Giới thiệu sách Người Việt Biết Đùa
” Việt Nam bước vào WTO, một đất nước khao khác hội nhập và phát triển, đã thôi thúc tôi thực hiện cuốn sách này. Nói thật “Người Việt biết đùa” chẳng phải chữ nghĩa cao siêu gì, chỉ là những chuyện mắt thấy tai nghe được pha thêm một chúc cảm văn chương mà thành. ” Người Việt biết đùa” thỉnh thoảng đùa vào những góc khuất của đời sống, có thể khiến không ít người phiền lòng, nhưng biết sao được, có nhiều sự thật nằm ngoài tiên liệu của chúng ta”. Đó là tâm sự của Lê Thiếu Nhơn – Tác giả của “Người Việt Biết Đùa“.
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(Thứ Bảy, 22/03/2008)
Là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ từng đoạt giải Nobel văn học năm 2006 Orhan Pamuk, Pháo đài trắng như một tấm gương soi để người đọc nhìn lại chính mình và tự khám phá.
Thông qua câu chuyện của một học giả trẻ tuổi người Ý bị bắt làm tù binh ở thế kỷ thứ 17, rồi lại làm nô lệ cho một nhà bác học Thổ Nhĩ Kỳ có tên Hoja, cuốn sách như những chiếc hộp nhỏ xếp lồng vào nhau để mỗi lần mở ra là một khám phá thú vị cả về đời sống, tôn giáo, cách tư duy, phán xét và giải quyết công việc của con người Trung Đông hướng về phương Tây. Trong thời gian sinh sống và nghiên cứu khoa học tại Istanbul, hai nhân vật chính như thể tấm gương soi phản chiếu vào nhau, để mỗi lần cứ nhìn vào người kia, người này lại nhận thấy bao ưu, khuyết của chính mình.
Những vật vã, day dứt, thậm chí đau khổ của Hoja vì không đạt được kết quả nghiên cứu khoa học, thực chất chỉ là cái tôi vị kỷ không được thỏa mãn có thể thấy ở bất cứ ai, sống trong bất kỳ thời đại nào, vị trí nào trên trái đất. Những thành công đạt được của Hoja không thể che lấp nổi bản tính yếu đuối nhất của con người được bộc lộ khá rõ trên con người anh. Đó là sự tham vọng, muốn gây ảnh hưởng tới người khác hòng chiếm vị trí độc tôn, muốn được quốc vương nể trọng và tin cậy nhất trong triều đình. Đó là sự khát khao được học hỏi nhiều điều mới mẻ nhưng không dám thừa nhận những dốt nát hoặc thiếu sót của chính mình. Đó là sự che giấu nỗi sợ hãi về bệnh tật, về cô đơn, về sự thất bại qua hàng loạt những việc làm vô nghĩa: quan hệ với đàn bà, hành hạ nô lệ. Đó là sự khai thác cái hay, cái tốt, cái tinh hoa của người khác, biến thành của mình nhưng lại không dám thừa nhận. Đó là sự hụt hẫng, mất thăng bằng khi niềm tin của mình bị lung lay, sụp đổ…
Bằng lối kể chậm rãi, bình thản, không chút oán hận của nhân vật chính là anh nô lệ, cùng tiết tấu câu chuyện chậm rãi, thong thả, những dòng chữ trong cuốn sách như những mạch nước ngầm len lỏi trong lòng người, khiến độc giả không khỏi trăn trở. Hãy nhìn lại chính mình phản chiếu từ hình bóng và việc làm của người khác. Phải chăng đó chính là điều mà tác giả muốn gửi gắm?
Ngọc Bi
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn