Giới thiệu sách Nhật Ký Chiến Trường
Nhật Ký Chiến Trường:
Ngã xuống giữa tuổi 28 phơi phới thanh xuân, Dương Thị Xuân Quý để lại cho đời tác phẩm ” Hoa rừng” ( tập hợp nhiều truyện ngắn, bút ký viết trên miền Bắc và trong thời gian ngắn ngủi ở miền Nam) Cùng tấm gương ngời sáng của một nhà văn – chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người… ” Nhật ký chiến trường” của Chị sẽ cho chúng ta thấy chị đã sống, đã suy nghĩ, làm việc thế nào, trong một hoàn cảnh giữ dội thế nào, từ ngày chị rời thủ đô Hà Nội đến khi rời căn cứ A7 miền tây Quảng Nam đi chuyến công tác đầu tiên, và cũng là cuối cùng, xuống chiến trường đồng bằng…
Mời các bạn đón đọc.
Giới thiệu
Dương Thị Xuân Quý – Ánh sao băng giữa đời
(Nhật ký chiến trường – NXB Văn Nghệ)
TT – Nhật ký chiến trường của nhà văn liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý được ghi chép trong chưa đầy một năm chị hành quân vượt Trường Sơn.
Cũng bom đạn, cũng gian nan, cũng nhớ thương, tình yêu và lý tưởng, nổi bật lên trong nhật ký của Xuân Quý là khát khao được viết, được sáng tác, “được ghi lại những trang sử của thế hệ”. Những chuyến đi gùi lương thực xuyên rừng núi, những khoảnh khắc bom đạn sát bên mình, những nhọc nhằn, thiếu thốn của một người phụ nữ… được ghi lại thật chân thực đến không thể thật hơn. Nhưng với chị đó vẫn chưa phải là thực tế.
Hãy nghe con người nhà văn trong Xuân Quý lên tiếng: “Niềm háo hức được thử thách cứ nổi dậy trong người. Biết đi công tác là nguy hiểm, là cái chết kề bên nhưng sao ở nhà cứ y như chịu một hình phạt…”. Rồi chuyến công tác xuống chiến trường đồng bằng cũng đến, chị băng vào những vùng sâu nhất, lòng reo vui “chuyến này đầy nguy hiểm nhưng vui kỳ lạ…”. Xuân Quý đã hi sinh ngay chuyến công tác đầu tiên, bỏ lại bao dự định dang dở về một tác phẩm để đời. Như câu thơ chị viết: “Ta đi làm ánh sao băng giữa đời”, tập truyện ngắn và bút ký mà chị đã bỏ bao tâm sức viết đi viết lại và Nhật ký chiến trường được người bạn đời là nhà thơ Bùi Minh Quốc giữ gìn đến hôm nay mới ra mắt đã đủ để sáng lên một cuộc đời…
Đọc nhật ký của Dương Thị Xuân Quý, càng hiểu thêm giá trị của những trang viết giữa chiến trường hôm xưa…
P.VŨ
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Nhật ký chiến trường
(Ngày 15-04-2007)
Năm 1965, nhà văn Dương Thị Xuân Quý đang công tác tại Báo Phụ Nữ Việt Nam đã viết đơn xin vào Nam chiến đấu. Chị vào chiến trường cùng chiếc ba lô hành quân luôn nặng khoảng hơn 30 kg đè trên đôi chân bé nhỏ. Các cuộc hành quân đường dài mỏi mệt cận kề cái chết không khiến chị quên đi nỗi nhớ chồng, thương con. Ngày sinh nhật năm 1968, chị viết nhật ký như để gởi cho chồng – nhà thơ Bùi Minh Quốc – đang chiến đấu ở chiến trường Quảng Đà: “… Anh mà không nhớ 19 – 4 thì khi gặp em sẽ phạt đấy. Bây giờ em không nhượng bộ anh như trước nữa đâu. Em sẽ thi hành kỷ luật hẳn hoi…”. Dù 3 năm trước đó, đôi uyên ương này chưa bao giờ tổ chức được một sinh nhật nào. Chị đã anh dũng hy sinh trong đêm 8-3-1969 tại Duy Xuyên, Quảng Nam.
Trong Nhật ký chiến trường còn in rất nhiều hình ảnh tư liệu, các trang phụ lục quý giá ghi lại một thời không quên. Có bài thơ của Bùi Minh Quốc – Bài thơ về hạnh phúc: “… Hạnh phúc là gì?/ Bao lần ta lúng túng/ Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra/ Cho đến ngày cất bước đi xa/ Miền Nam gọi, hai chúng mình có mặt…”.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét về gương mặt Dương Thị Xuân Quý trong một lần duy nhất gặp gỡ: “… Chị gầy và xanh quá. Nói là còm cõi cũng không quá đáng. Duy có đôi mắt, tất cả là ở đấy. Đôi mắt vừa đằm thắm vừa rắn rỏi vừa thông minh. Hay đúng hơn nhìn vào đôi mắt ấy, anh bỗng hiểu rằng trước mặt anh là một con người có thể lặng lẽ suốt đời đi đến mục đích đã tự khẳng định của mình, bất chấp tất cả, không gì ngăn cản được…”.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Tôi biết qui luật bất thành văn: nhà văn không được tự “lăng xê” tác phẩm của mình. Nhưng đây không phải là một bài lăngxê sách. Đây đơn giản là một bài giới thiệu của một người làm nghề về sản phẩm của mình. Nó là hành vi cuối cùng để hoàn chỉnh qui trình viết một tác phẩm. Sau đây, dù cuốn sách được đánh giá như thế nào, tôi cũng chỉ lắng nghe.
Vậy tôi muốn nói gì về cuốn Tiếng người? Đầu tiên cho phép tôi tóm tắt cuốn sách: Tiếng người nói về khoảng thời gian năm tháng trong cuộc đời một đôi vợ chồng trẻ đã sống nhiều năm ở Mỹ rồi về lại Hà Nội. Trong năm tháng đó họ vẫn rất yêu nhau trong khi vẫn nghĩ đến những người khác theo cái lối mà người đời có thể gọi là “ngoại tình”. “Ngoại tình” mà không ngoại tình bởi vì họ không hề dằn vặt.
Tôi đã chọn hôn nhân làm đề tài bởi vì nó là sự hợp nhất cao nhất về mặt hình thức mà hai cá thể người đơn lẻ trong đời sống có thể có được với nhau bằng lựa chọn có ý thức (tình cha mẹ, anh em là thứ người ta không lựa chọn được). Tôi muốn biết cái hợp nhất có ý chí này có thể làm những gì với con người và ngược lại con người có những lựa chọn gì với nó. Tôi muốn biết có thể xóa mờ biên độ của nó đến đâu, cái gì bị mất thật sự và cái gì bị mất đi một cách ước lệ trong sự xóa mờ đó. Cao hơn, tôi muốn biết từ sự xóa mờ đó, đâu là những câu hỏi thật sự mà người ta cần phải đối diện và trả lời trong cuộc sống; đâu là những câu hỏi có tính tu từ. Tôi tin việc phân biệt rõ hai trạng thái phân vân này là mấu chốt mang lại hạnh phúc cho con người.
Vậy Tiếng người có làm được những gì tôi đặt ra không? Câu trả lời là: tôi đã cố gắng và tôi vẫn bất lực trong lúc cố dùng ngôn từ để dựng lại và dựng nên cuộc sống của hai nhân vật chính.
Tôi đã đọc nó hàng trăm lần trong lúc viết, sửa, viết lại, sửa lại, rồi lại sửa lại nữa… cho đến lúc tôi có cảm giác thuộc lòng và “bội thực” với cuốn sách… khiến tôi phải bỏ nó một thời gian rồi lại quay lại đọc nó như một người lạ… và lại sửa nữa, sửa nữa. Một cách thành thật, mỗi một lần quay lại đọc, có những đoạn làm tôi bực mình (và bây giờ cũng vẫn bực mình), nhưng nhìn chung tôi vẫn còn có thể xúc động và theo dõi cuốn sách sau khi đã đọc và sửa nó nhiều lần – đấy là dấu hiệu cho tôi biết nó có thể có chỗ đứng trong lòng bạn đọc.
Với mỗi một nhà văn, dường như luôn có một tác phẩm có tính bản lề trong sự nghiệp văn chương của họ. Nó thường không phải là tác phẩm xuất sắc nhất nhưng đấy là tác phẩm mà ở đó họ học được nhiều nhất; sau nó, họ biết họ sẽ theo đuổi văn chương và họ đã đặt nền móng cho sự theo đuổi này trong lúc cố gắng hoàn thành tác phẩm vừa rồi. Với tôi, Tiếng người hình như chính là cuốn sách đó.
PHAN VIỆT
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(Thứ ba, 11/3/2008)
‘Sơ đồ tư duy’ – hành trình thú vị chinh phục não bộ
Cuốn “Sơ đồ tư duy” của tác giả Tony và Barry Buzan vừa được dịch giả Lê Huy Lâm chuyển ngữ. Đây là cuốn sách giúp độc giả đi vào hành trình sử dụng bộ não của chính mình một cách thông minh, hiệu quả nhất trong công việc và học tập.
Cuốn Sơ đồ tư duy được biên soạn theo dạng một cuộc phiêu lưu để thu hút, kích thích, thách thức người đọc phát hiện nhiều điều thú vị về bộ não cùng chức năng của nó.
Có bao giờ bạn nghĩ mình có thể điều khiển bản chất cũng như sự phát triển những quá trình tư duy của bản thân? Nếu ý nghĩ này chưa từng xuất hiện trong đầu bạn thì Sơ đồ tư duy là một cẩm nang thú vị để khám phá.
Cuốn sách được chia làm sáu phần, đầy ắp thông tin mới nhất về bộ não người; cấu tạo, chức năng của não bộ. Người đọc cũng sẽ hiểu thêm về việc những nhà tư tưởng vĩ đại trong lịch sử đã sử dụng những kỹ năng sẵn có ở chính họ như thế nào.
Tại sao hơn 95% nhân loại đều gặp phải rắc rối nghiêm trọng trong các lĩnh vực như tư duy, trí nhớ, tập trung, động cơ thúc đẩy, sắp xếp ý tưởng, quyết định và lập kế hoạch? Đó cũng là nội dung chính được đề cập đến trong cuốn sách.
Bên cạnh đó, sách có nhiều bài tập thực hành, hình ảnh minh họa và chuyện kể sinh động, hướng dẫn độc giả cách lập “sơ đồ tư duy” để cải thiện hiệu suất trí tuệ.
Ngoài các phần chính, Sơ đồ tư duy còn phần phụ lục dành cho bạn đọc giải trí, gồm 17 ghi chú của 14 nhà tư tưởng vĩ đại thuộc các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, chính trị, văn học và thông tin chi tiết về Hiệp hội Tư duy.
Tác giả Tony Buzan là người phát minh kỹ thuật lập “sơ đồ tư duy”, là nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về não bộ và phương pháp học tập. Các tác phẩm của ông thành công vang dội trên 100 quốc gia và được dịch sang hơn 30 thứ tiếng. Ông còn là một diễn giả có đẳng cấp quốc tế và giữ vai trò cố vấn cho nhiều tập đoàn đa quốc gia hàng đầu cùng các chính phủ trên thế giới. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch của Quỹ nghiên cứu về não bộ (Brain Foundation), nhà sáng lập tổ chức Brain Trust và các giải vô địch thế giới về trí nhớ và tư duy.
Thoại Hà
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn