Giới thiệu sách Ký Sự Chiến Tranh (Tập 1) – Văn Chương Một Thời Để Nhớ
Ký Sự Chiến Tranh (Tập 1) – Văn Chương Một Thời Để Nhớ:
“Trời vừa tối sầm lại thì bốn chiến sĩ xuống cầu vào tới trong thành phố. Trong gió rét căm căm, dưới trời mù tối và xám lạnh, sương toả vào phố từ phía bờ sông, nên không nhìn rõ mặt mũi của bốn bóng người, hàng một, thấp thoáng bước theo nhau. Nhưng chỉ nhìn thấy bộ quần áo đen xám, mỏng tanh, chẽn vào lưng, thắt vào bắp chân mỗi người, khẩu súng lớn đeo bên hông của người đi đầu, hình con dao quắm bên sườn một người đi sau, cũng đủ biết đây là bốn chiến sĩ mới từ chiến khu về.
Dân chúng Hà – thành từ hai, ba tháng nay đã quen thuộc với những hình dáng ấy. Và những ngày chưa xa, chính những hình dáng ấy đã làm tất cả Hà Nội sôi nổi, hân hoan.
Nhưng hôm nay mới về thì hình như chiến sĩ đến chậm quá! Mà có bốn người thì ít quá! Hình ảnh khêu gợi và quyến rũ của chếin sĩ đều trở nên tầm thường rồi.
Vả lại những trẻ bán báo, những bác hàng rong, những anh thợ thuyền… nghĩa là tất cả những người còn thích xem chiến sĩ nhất, sau một ngày vất vả làm ăn trong thành phố đã tản mát cả ra những ngoại ô, ngoài bãi, trở về nhà, hoặc đã chúi vào mấy xó cửa ngay trong phố tránh cái rét, càng về chiều càng buốt căm căm.
Nhưng mặc dầu, chỉ biết rằng chiều hôm nay, không có ai đi đón chiến sĩ mà chẳng ai đi theo xem. Nhớ lại có ngày chân cầu, thành cầu đầy những người bám, và phố ở dưới chân cầu, người xếp hàng hai bên dài tăm tắp.
Nhưng mà thực ra, chiến sĩ thản nhiên, im lặng bước, đi hàng một – lối đi rừng – người đi sau giẫm lên dấu chân của người đi trước, không hề chú ý gì tới chung quanh…”.
Mục Lục:
Dòng ký sự viết về chiến tranh
Một lần tới thủ đô
Trận phố Ràng
Trên đường số 4, 15 cây số giữa ThấtKhê-Lũng Phẩy
Một cuộc chuẩn bị
Trận Thanh Hương
Ký sự Cao Lạng
Ký sự mặt trận
Những người đang chiến đấu
Chúng tôi ở Cồn Cỏ
Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu
Mời bạn đón đọc.