Giới thiệu sách Đạo Làm Người Từ Lý Thường Kiệt Đến Hồ Chí Minh
“Văn học là một cái kho lớn chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử tư tưởng”, giáo sư Trần Văn Giàu đã nói như thế trong lời tựa của quyển ” Đạo Làm Người Từ Lý Thường Kiệt Đến Hồ Chí Minh “. Chính vì suy nghĩ như thế nên khi nghiên cứu lịch sử văn học, giáo sư rất chú ý đến vấn đề tư tưởng, từ đó đã có nhiều bài viết giá trị.
Quyển sách này tập hợp những bài viết được xem là “có đóng góp” vào việc tìm hiểu lịch sử tư tưởng Việt Nam của giáo sư Trần Văn Giàu. Nội dung xoay quanh các vấn đề tư tưởng trong thơ văn Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu,…
Đây là tài liệu tham khảo quí báu cho những ai quan tâm đến lịch sử, đặc biệt là lịch sử tư tưởng.
MỤC LỤC:
Lời tựa
Tư tưởng chủ yếu của người Việt thời cổ qua những truyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thuyết
Cuộc đấu tranh giữa thần bí và duy lý trong Phật giáo Giao Châu thế kỷ thứ V
Mấy đặc điểm trong nội dung tư tưởng của thơ văn đời Lý
Lý Thường Kiệt – Lộ Bố đánh Tống và Nam quốc sơn hà
Trần Quốc Tuấn – Hịch tướng sĩ
Bình Ngô đại cáo – bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Việt Nam
Về căn bản tư tưởng của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi người đứng đầu một văn phái yêu nước, thân dân, có lý tưởng xã hội cao cả
Giới thiệu “Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX”
Nguyễn Đình Chiểu – Đạo làm người
Phan Bội Châu – chính khách, nhà văn, nhà tư tưởng
Vì sao tôi thích đọc Nguyễn Đình Chiểu?
Chữ quốc ngữ la-tinh, từ vũ khí xâm lược thực dân trở thành vũ khí đấu tranh giải phóng dân tộc
Chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa cộng sản.
Mời bạn đón đọc.