Giới thiệu sách Cẩm Nang Chứng Minh Ba Điểm Thẳng Hàng
Chắc bạn đọc sẽ nói rằng : “Chứng minh ba điểm thẳng hàng chỉ là một trong nhiều chủ đề về hình học, viết riêng về chủ đề ba điểm thẳng hàng có nên chăng? Chúng tôi cũng nhận thấy điều này, tuy nhiên các bạn phải đồng ý rằng để giải được bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng thì chúng ta cần phải thật nhiều công cụ hỗ trợ: Chứng minh sự bằng nhau, chứng minh hai đường thẳng song song, chứng minh hai đường thẳng vuông góc, chứng minh ba đường thẳng đồng quy, chứng minh tứ giác nội tiếp…
Hơn nữa, các em học sinh thường rất lúng túng, e ngại với dạng toán chứng minh ba điểm thẳng hàng. Từ các lí do trên, cùng với niềm đam mê, yêu thích Hình Học, cộng thêm sự động viên của các đồng nghiệp, chúng tôi mạnh dạng sưu tầm, biên soạn các bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng, thêm nữa cố gắn xoay chuyển các bài toán chứng minh sự bằng nhau, chứng minh hai đường thẳng song song, chứng minh hai đường thẳng vuông góc, … thẳng các bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng để giới thiệu đến quý bạn đọc cuốn “Cẩm Nang Chứng Minh Ba Điểm Thẳng Hàng” cuốn sách dành cho học sinh lớp 6, 7, 8, 9 và Giáo Viên.
Quyển sách gồm có 4 phần :
– Phần 1 : CÁC PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG SỬ DỤNG VÀ CÁC BÀI TOÁN
A. CÁC PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG SỬ DỤNG
(Nguyễn Đức Tấn – Đỗ Quang Thanh – Nguyễn Đức Hòa – Nguyễn Anh Hoàng – Nguyễn Đoàn Vũ)
1. Phương pháp sử dụng góc “bù”.
2. Phương pháp sử dụng tiên đề về đường thẳng song song.
3. Phương pháp sử dụng tiên đề về đường thẳng vuông góc.
4. Phương pháp sử dụng hai tia bằng nhau.
5. Phương pháp sử dụng hình duy nhất
6. Phương pháp thêm điểm.
B. CÁC BÀI TOÁN (Nguyễn Đức Tấn)
1. Các bài toán lớp 7
2. Các bài toán lớp 8
3. Các bài toán lớp 9
4. Các bài toán thi
– PHẦN 2 : CÁC BÀI TOÁN NỔI TIẾNG
(Nguyễn Đức Tấn – Huỳnh Duy Thủy)
– Phần 3 : CÁC BÀI TOÁN CHỌN LỌC
Chương I : 123 bài toán chọn lọc của nhà giáo Nguyễn Đức Hòa
Chương II : 36 bài bài toán chọn lọc của nhà giáo Nguyễn Anh Hoàng và nhà giáo Nguyễn Đoàn Vũ.
Chương III : 36 bài toán chọn lọc của nhà giáo Đỗ Quang Thanh và nhà giáo Nguyễn Tấn Siêng.
Mời bạn đón đọc.