Giới thiệu sách Mơ Hồ Quyến Rũ (Tuyển Chọn Truyện Ngắn Hay Nhất Và Mới Nhất)
Với nhiều độc giả trong trắng thì một người nữ viết văn bao giờ cũng là một sự bí mật mơ hồ quyến rũ. Những truyện ngắn đã lâu của Trần Thanh Hà vốn dĩ đã vậy. Những truyện ngắn mới đây, mới nhất của Hà lại càng là vậy. Ấm ức nuối tiếc một nỗi vô vọng đằm thắm bảng làng. Là hoang mang tâm trạng ngổn ngang đương đại của một người trẻ đột nhiên hoặc nghĩ hoặc biết là mình sắp hết trẻ. Về sâu xa văn của Hà đặc biệt mềm, nó dung dị làm cái cốt truyện vô cùng chắc chắn bỗng khe khẽ nhẹ tan ra mà thành biển hồ lai làng. Lạ lùng thật.
Trích đoạn:
Bến rèn là cái bến duy nhất của làng, một bến sông chưa hề có con đò nào sang ngang, cả về sau tôi xa làng, thỉnh thoảng trở về, lòng ngậm ngùi với bao chuyện cũ. Gọi là bến, nhưng thực chỉ là mỗi bờ, bờ phía làng tôi bãi cát rất rộng, thoải, ngày nắng cát ánh lên vàng óng, thuyền bè ngược xuôi ghé vào nằm ghếch mũi an bình, nhưng phía bờ kia hoang dại, không nhà cửa thôn xóm, chỉ xanh ngút lá. Bờ bên đó là bờ lở, mỗi năm lỡ vài bận, đã hàng trăm năm, nay thành cái hõm xoáy, sâu hun hút, thuyền bè ngược xuôi đếu tránh, người không dám bơi tới gần. Người làng còn kể, hồi chiến tranh, có lần lính Mỹ càn bờ ấy, dân chúng chạy xuống sông định thoát qua bến Rèn, không ngờ máy bay thả bom, người chết vô khối, hồn tụ nhau lại một chỗ, vui chơi nhảy múa mà thành hõm.
Lúc chị Cầm được vớt lên từ hõm xoáy, nhiều người bảo đấy là chị bị thuồng luồng bắt, nhưng đến đêm, khi người trai làng hát một mình ngoài sông rồi trầm mình chết, hồn phiêu du đi tìm chị Cầm thì không ai nhắc đến điều ấy nữa, họ cố quên, như một điềm xấu.
Anh Chương trốn đi vào một đêm mưa gió, sấm nổ đùng đùng, bầu trời tan nát bởi hàng ngàn vạch chớp. Đơn vị chăn bò của anh báo động cho dân quân xã. Những người đàn ông xông vào đêm, bắn súng lên trời, tiếng súng lẫn trong tiếng nổ của trời đất, man dại, hỗn độn. Cha tôi đi cùng những người đán ông đó, mặt nghiêm trọng, như sau này khi biết chị Tĩnh không về nữa, cha vẫn nghiêm trọng thế, dù có phần u uất hơn.
Mời bạn đón đọc
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(VTV1 Ngày 17/10/2007)
“Lụa” – hương vị của ngôn ngữ tình yêu
“Lụa” – là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ý đương đại Alessandro Baricco. Tác phẩm bán chạy nhất trên toàn châu Âu và được chuyển ngữ sang trên 30 thứ tiếng. Cuốn tiểu thuyết ngắn có sức mê hoặc này là câu chuyện về những cuộc phiêu lưu, về cuộc gặp gỡ Đông – Tây, về khát khao nhục cảm bị kìm nén và tình yêu mãnh liệt khiến chao đảo cả cuộc đời một con người.
Nước Pháp năm 1861, Flaubert đang viết trường thiên Salammbo, loài người mới chỉ đang dò dẫm trên con đường phát minh ra điện, còn bên kia bờ Đại Tây Dương, Abraham Lincoln đang tiến hành một cuộc hành trình mà chính ông cũng không biết tới hồi kết thúc. Năm đó Herve Joncour 23 tuổi.
Năm 1861, dịch bệnh trên tằm làm lao đao cả thành phố Lavilledieu. Để cứu sống thành phố quê hương mình, Herve Joncour lên đường tới Nhật Bản để tìm kiếm trứng tằm. Khi đó, Nhật Bản còn là một đất nước Đông phương xa lạ và hoàn toàn phong bế với thế giới bên ngoài. Tại xứ sở huyền bí đó, Herve Joncour đã có một tình yêu kỳ lạ với người ái thiếp của một vị lãnh chúa. “Mắt nàng không phải của người phương Đông và gương mặt nàng là gương mặt một thiếu nữ…”. Một mẩu giấy nhỏ ghi lời nhắn, một cái chạm nhẹ trong lòng bàn tay, ánh mắt đăm đắm, những ve vuốt thoáng qua, mỏng manh cháy bỏng như tấm lụa đỏ và rất nhiều nhung nhớ… tình yêu câm lặng của hai người gói gọn trong những điều đó, bởi họ chưa hề nói với nhau một lời.
Những chuyến đi mất hàng tháng trời giữa Pháp và Nhật Bản làm thay đổi cuộc đời của Herve. Chúng giống như những gạch nối giữa thực tại và hư vô: một bên là thế giới thật với người vợ dịu hiền, một bên là vùng đất huyền bí với người con gái như không hề tồn tại. Đi vì không thể chống lại sự thôi thúc của trái tim. Về để tìm sự bình yên trong tâm hồn. Ám ảnh, nhức nhối vì mối tình cháy bỏng và mê đắm nơi xứ lạ. Bản lĩnh và thông tuệ với tình yêu phẳng lặng, hiền hoà ở quê nhà.
“Lụa” là một tấn kịch thấu suốt và mạnh mẽ về những dục vọng sâu sắc nhất của con người”, Daily Telegraph.
“Một cuốn sách để ta thưởng thức hương vị của ngôn ngữ. Chân thật như một truyện dân gian nhưng vẫn siết lòng độc giả với sức mạnh thật sự”, Denver Post.
Giọng văn của Barrico ngắn gọn, nhưng không có gì mềm mại hơn thế. Lời lẽ rõ ràng, dứt khoát nhưng không có gì hàm chứa tình cảm nhiều hơn thế. Kiệm lời, cô đọng, chắt lọc từng chi tiết, “Lụa” gợi liên tưởng về một bức tranh tiểu hoạ, một cuộc sống bị nén lại trong từng con chữ.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn