Giới thiệu sách Giáo Trình Kinh Tế Học Chính Trị Mác – Lênin
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng định: kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với Đảng và cách mạng nước ta. Đảng ta vạch rõ rằng, trong thời đại ngày nay, trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng học thuyết đó một cách đúng đắn, sát hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, góp phần phát triển sáng tạo chủ nghãi Mác – Lênin trong hoàn cảnh cách mạng mới của nước ta.
Những thách thức cũng như vận hội mới của thời đại cùng với sự phát triển mạnh mẽ mọi mặt của công cuộc đổi mới đất nước đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc, đòi hỏi phải làm sáng tỏ về mặt lý luận để bảo vệ và phát triển bản chất cách mạng và khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin.
Kinh tế chính trị Mác – Lênin là một bộ phận cấu thành của khoa học Mác – Lênin. Nó nghiên cứu các quan hệ xã hội của con người trong quá trình sản xuất, trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người, làm rõ bản chất của các quá trình và các hiện tượng kinh tế, tìm ra các quy luật vận động của nền kinh tế – xã hội.
Giáo trình kinh tế học chính trị Mác – Lênin được biên soạn gồm ba phần: Phần mở đầu; phần thứ nhất: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; phần thứ hai: Những vấn đề lý luận và chính sách kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
Giáo trình này đóng vai trò là một cái khung định hướng về những quan điểm cơ bản cho việc giảng dạy và học tập kinh tế học chính trị Mác – Lênin trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của thế giới và của nước ta hiện nay.
Đây là cuốn giáo trình kinh tế học chính trị Mác – Lênin được biên soạn trong điều kiện sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta và toàn thế giới đang đứng trước nhiều biến đổi mới mẻ, phong phú và đa dạng; sau một thời gian sử dụng nhiều vấn đề cần tiếp tục sửa chữa, bổ sung và biên soạn lại, nhất là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục lục:
Lời nhà xuất bản
Lời giới thiệu
Phần mở đầu
Chương 1: Kinh tế học chính trị Mác – Lênin – đối tượng, phương pháp, chức năng
Chương 2: Sản xuất và tái sản xuất xã hội
Chương 3: Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội
Phần thứ nhất: Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa
Chương 4: Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Chương 5: Hàng hoá và tiền tệ
Chương 6: Sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
Chương 7: Vận động của tư bản và tái sản xuất tư bản xã hội
Chương 8: Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
Chương 9: Tư bản kinh doanh hàng hoá và lợi nhuận thương nghiệp
Chương 10: Tư bản cho vay và lợi tức cho vay trong chủ nghĩa tư bản
Chương 11: Tư bản kinh doanh nông nghiệp và đại tô tư bản chủ nghĩa
Chương 12: chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chương 13: Chủ nghĩa tư bản ngày nay và xu hướng vận động của nó
Phần thứ hai: Những vấn đề lý luận và chính sách kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghãi xã hội ở Việt Nam
Chương 14: C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về chủ nghãi xã hội và chủ nghĩa cộng sản, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Chương 15: thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 16: Quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 17: Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 18: Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 19: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 20: Lưu thông hàng hoá và thương nghiệp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 21: Tài chính trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 22: Lưu thông tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 23: Thu nhập cá nhân, phúc lợi tập thể và phúc lợi xã hội ở Việt Nam
Chương 24: Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 25: Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mời bạn đón đọc.