Giới thiệu sách Giáo Trình Triết Học Mác-Lênin – Tái bản 08/06/2006
Giáo Trình Triết Học Mác-Lênin (Dùng Trong Các Trường ĐH, CĐ):
Triết học ra đờ ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thờ gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết; người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tương, triết học chính trị trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.
Ở Ấn Độ, thuật ngữ dar’sana có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với người Hy Lạp, Philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Mục Lục:
Chú dẫn của nhà xuất bản
Phần 1: Khái lược về triết học và lịch sử triết học
Chương 1: Khái lược về triết học
Chương 2: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác
Chương 3: Sự ra đời và phát triển của triết học Mac-lênin
Chương 4: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại.
Phần 2: Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác-lênin
Chương 5: Vật chất và ý thức
Chương 6: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
Chương 7: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Chương 8: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Chương 9: Lý luận nhận thức
Chương 10: Hình thái kinh tế – xã hội
Chương 11: Giai cấp và dân tộc
Chương 12: Nhà nước và cách mạng xã hội
Chương 13: Ý thức xã hội
Chương 14: Quan điểm triết học Mác-lênin về con người.
Mời bạn đón đọc.